NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 16

16

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

Tất cả các đạo giáo hiện hành ở Việt nam, không có đạo nào là thuần túy

của ta, kể cả đạo cao Đài mới sáng lập vào tiền bán thế kỷ thứ XX bởi một
giáo chủ Việt nam, nhưng thần thánh vẫn là lấy ở các đạo khác mà tập trung
lại. Những tôn giáo ta tin theo nếu không do người Trung Hoa mang sang
ta trong những thời kỳ đô hộ thì cũng do người Tây phương mới mang lại từ
mấy trăm năm gần đây.

Nếu trong tín ngưỡng ta có cái gì đặc biệt hơn hết, phải nói đó là thờ

phượng tổ tiên và việc cúng giỗ những người đã khuất. Tục cúng giỗ cũng
do người Trung Hoa truyền sang ta, nhưng với nhiều sự biến đổi, việc cúng
giỗ của ta ngày nay không còn giống hẳn người Trung Hoa và đã mang một
sắc thái riêng biệt Việt nam.

Đối với dân tộc Việt nam, đạo nào cũng là trọng, và trong cuộc sinh sống

hàng ngày, dân ta rất rộng rãi trong vấn đề tín ngưỡng.

Có nhiều gia đình, cha theo đạo phật, con theo đạo Thiên chúa, hoặc đạo

cao Đài, chồng theo đạo phật, vợ theo đạo Tin Lành mà trong nhà không hề
bao giờ có sự xích mích về tôn giáo và cũng không ai dè bỉu chê bai ai.

Muốn biết về phong tục Việt nam thiết tưởng cũng cần hiểu sơ qua về tín

ngưỡng của dân ta, biết sơ lược về cách thờ phụng của mỗi tôn giáo, mặc
những điều mê tín dị đoan ít nhiều vẫn hằng có.

Người ngoại quốc thường chê người Việt nam có một tín ngưỡng hỗn

độn không phân biệt tôn giáo với mê tín, pha trộn nhiều tôn giáo quá. Chỉ
nhận xét về bề mặt, không đi sâu để tìm hiểu nguyên do sự tin tưởng đạo
giáo của dân Việt nam, ý kiến trên tưởng như là đúng, nhưng sự thực, trên
cương vị tôn giáo, dân ta tuy có sự pha trộn, nhưng tôn giáo nào vẫn rành
rẽ tôn giáo đó, còn về sự mê tín, thì thử hỏi dân tộc nào không có những
điều mê tín dị đoan riêng, và thử hỏi đã có tôn giáo nào tránh hết những
điều huyền hoặc.

Việt nam có rất nhiều tôn giáo; dân ta chấp nhận bất cứ tôn giáo nào mà

giáo điều không đi ngược lại với căn bản đạo đức của dân tộc, không chống
lại những điều đã được tổ tiên ta công nhận, rút trong nền tảng đạo đức của
Đông phương là nhân, Lễ, nghĩa, Trí, Tín.

Tất cả mọi tôn giáo du nhập vào Việt nam đều được đón nhận và có thể

được phổ biến dễ dàng trong dân gian, trừ những tôn giáo không phù hợp
với nền luân lý của ta. Có những tôn giáo vào nước ta sau các tôn giáo khác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.