NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 160

160

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

LÃO GIÁO

Đạo Lão là một trong tam giáo du nhập vào Việt nam cùng với sự đô hộ

của người Trung Hoa và đã có thời kỳ toàn thịnh.

Cho đến ngày nay, ảnh hưởng của Lão giáo tại Việt nam không phải là

không còn mạnh, nhất là những biến thể của đạo nầy trong dân chúng Việt
nam với những nơi thờ phượng như điện, tĩnh, am... của các thầy phù thủy.

Dù nhiều ít gì, dù đây chỉ là những sự biến thể cố ý hoặc vô tình, thì nguồn

gốc sự thờ phượng Thái Thượng Lão Quân, Trương Thiên Sứ, Tề Thiên Đại
Thánh... cũng đều bắt nguồn tự đạo Lão mà ra.

Những biến thể của đạo Lão, cho đến ngày nay, vẫn còn đang bành

trướng tại Việt nam, và những nghi thức lễ bái của đạo nầy đã được mượn
rất nhiều trong tục thờ cúng Tổ tiên cũng như trong tục thờ thần.

Lão Tử

Lão giáo còn gọi là Đạo giáo, và người sáng lập ra đạo nầy là Lão Tử. Lão

Tử chỉ là danh hiệu, nghĩa là ông thầy già. Theo Dương Quảng Hàm, thân thế
của ông ta không biết rõ

[14]

. Theo Phan Kế Bính, trong Việt Nam phong tục,

Lão Tử họ Lý, tên là Nhĩ, tự là Bá Dương, thụy là Đam, người làng Khúc nhân,
huyện Hổ thuộc nước Sở, nay là tỉnh An Huy, sinh năm thứ ba đời vua Định
Vương nhà Đông chu, đồng thời với Đức Khổng Tử.

Dương Quảng Hàm, nhắc lại những điều ghi trong "Sử ký” của Tư Mã

Thiên có viết không rõ Lão Tử sinh và mất năm nào.

Lão Tử, vẫn theo Phan Kế Bính, làm quan Trụ hạ sử nhà chu, nhưng về sau

đã từ quan đi ẩn dật.

Thời bấy giờ, người đời chuộng lễ nghĩa, chú ý rất nhiều đến những điều

vụn vặt làm bận tâm trí con người, và vài những điều câu nệ tỉ mỉ đã làm mất
cái khoáng đạt của tâm hồn. Trước tệ đoan đó, Lão Tử có ý muốn sửa đổi lại
để con người sống theo lẽ tự nhiên.

Ông soạn ra bộ Đạo đức kinh gồm năm ngàn câu nói, chủ ý cốt theo cách

tự nhiên thanh tĩnh, không cần phải làm gì, nghĩa là muôn việc cứ phó mặc tự
nhiên, không cần phải lo lắng, nghĩ ngợi, mới hưởng được sự khoái lạc tiêu

diêu.

[15]

[14] Việt Nam Văn Học Sử Yếu, in lần thứ năm, trang 60.
[15] Phan Kế' Bính, Việt Nam phong tục.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.