NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 162

162

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

để lấy sự nhạt nhẽo hư không mà đối với đời, không để một chút gì tơ tóc
vướng víu đến mình ngõ hầu tận hưởng cái thú ung dung, nhàn nhã, sung
sướng, khoan thai. Việc đời xảy ra tới đâu đối phó tới đó, không cần khó nhọc
tâm cơ, hao tổn tinh thần, cứ lấy tự nhiên mà thù ứng các việc tự nhiên, rồi
đâu sẽ ra đấy cả.

Sở dĩ người ta phải khổ sở lo nghĩ là vì phải suy tính hành động, mà phải

hành động là do sự ham muốn. nay nếu dứt bỏ được sự ham muốn, sẽ không
phải hành động và như vậy sẽ không còn sự lo nghĩ khổ sở. Lòng sẽ thư thái,
thân sẽ an nhàn. Trong nhân loại đạo gần nhất là đứa trẻ nhỏ, con người
nhiều đức được gần đạo cũng hồn nhiên như đứa trẻ vậy.

Về phương diện triết lý, Lão Tử cho rằng đạo là một nguyên lý huyền diệu,

vô hình, vô sắc, đã sinh ra âm dương trời đất và vạn vật. Muôn vật sinh ra
khắp cả thế gian rồi lại quay về đạo, đẻ lại hóa ra muôn vật muôn loài, theo
một cuộc tuần hoàn biến cả thiên nhiên.

Tôn chỉ đạo Lão rất cao, ý tưởng rất lạ, duy đối với môn đồ Lão Tử thì

phàm việc gì cũng cho là phù phiếm hư không, chỉ biết nhàn thân hưởng lấy
mình, không thiết tưởng gì đến đời cho nên đạo Lão bị các người theo nho
học bác bỏ đi.

Sự quảng bá đạo Lão tại Trung Quốc và Việt Nam

Không sách nào chép tới cái chết của Lão Tử về năm nào, nhưng như trên

đã nói, đạo Lão đầu tiên đã được quảng bá bởi Liệt ngữ Khâu và Trang chu
qua các sách Liệt Tử và Trang Tử.

Tại Trung Quốc, mãi tới đời nhà ngụy, nhà Tần, lối học của Lão Tử mới

thịnh hành. Trên từ vua chúa, dưới đến sĩ phu ai ai cũng tôn sùng đạo Lão và
gọi Tôn Lão Tử là Thái Thượng Lão Quân.

Thời ấy nước ta đang nội thuộc Trung Hoa. Đạo Lão đã lan rộng ở Trung

Quốc cũng được truyền bá sang nước ta và dân ta cũng tin sùng lắm.

Đến đời vua Đinh Tiên Hoàng, đạo Lão càng bành trướng, nhà vua đã

phong cho Trương Ma ni làm Tăng Lục đạo sĩ.

Đời nhà Lý, đạo Lão cũng được duy trì với đạo Phật và đạo Nho. Vua Lý

Anh Tôn dùng cả tam giáo làm đề thi trong khoa cử.

Cho đến đời nhà Lê, đạo Lão vẫn không suy, tuy rằng không được thịnh

như đạo Khổng và đạo Phật. Vua Lê Thần Tôn đã cho phép Trần Lộ lập ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.