NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 182

182

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

Số, phép tính.
Theo ngày nay, Lễ là phép giao thiệp, Nhạc để giải trí, Xạ và Ngự là thể

thao, Thư là văn nghệ, còn Số là toán pháp.

Học trò Ngài đông tới 3.000 người, nhưng được xếp vào bậc cao hiền

thông hiểu hết lục nghệ chỉ có 72 người. Trong bọn cao hiền nầy duy có
Nhan Hồi, Tăng Sâm là giỏi hơn hết.

Ngài thọ 73 tuổi, mất vào ngày 18 tháng hai năm Nhâm Tuất tức là năm

thứ 41 đời vua Kinh Vương nhà chu, 373 trước Thiên chúa kỷ nguyên.

Ngoại thư chép rằng khi Ngài đang làm bộ sách Xuân Thu, có người nước

Lỗ đi săn bắt được con Kỳ Lân què một chân, đem bỏ ở ngoài đồng. Khi Ngài
trông thấy con thú, Ngài trừng mắt nói:

-

Ngô đạo cùng hĩ, nghĩa là cái đạo của ta đã cùng đường rồi.

Một buổi sáng thầy Tử công trông thấy Ngài vắt tay sau lưng kéo cây gậy

thủng thỉnh đi ngoài cửa ngâm:

Thái sơn kỳ đồi hề!
Lương mộc kỳ hoại hề!
Triết nhân kỳ hủy hề!
Dịch:
Núi Thái Sơn đổ rồi!
Cây lương mộc mất rồi!
Người triết nhân tàn rồi!
Sau khi ngài mất.
Ngài mất rồi, học trò lập đền thờ ngay ở chỗ nhà ngài. Thầy Tăng Tử chép

lời Ngài soạn ra sách Đại Học, các học trò ghi chép lời ăn nết ở của Ngài soạn
ra sách Luận Ngữ. Sau đó Tử Tư soạn ra sách Trung Dung và 110 năm sau,
thầy Mạnh Tử soạn ra sách Mạnh Tử.

Những sách đó được truyền bá để dạy thiên hạ và do vậy đạo Nho ngày

một lan rộng.

Tại Trung Hoa cũng như ở các nước đã từng nội thuộc, đạo Nho ngày

càng được tôn sùng nên càng thịnh đạt.

Khắp nơi, đâu đâu cũng có đền thờ Ngài, và mọi người tôn ngài là chí

Thành Tiên Sư.

Tại nước ta, đền thờ Ngài cũng được thiết lập từ làng xã cho tới kinh đô:

đó là văn chỉ, văn từ và văn miếu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.