NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 183

183

Thực hiện ebook:

Học thuật Phương Đông

www.hocthuatphuongdong.vn

Hàng năm tới ngày đản sinh Ngài, tại các nơi này đều có cúng tế.
Nguồn gốc Nho giáo
Như trên đã nói, Nho giáo có từ lâu, từ trước khi đức Khổng Tử ra đời.
Bắt đầu từ đời vua phục Hi chế ra bát quái gồm tám quẻ càn, Khảm, cấn,

chấn, Tốn, Ly, Khôn và Đoài và sáng lập ra văn khế; kế đến đời vua Hạ Vũ
dựng ra cửu trù tức là chín phương pháp để trị thiên hạ, gốc triết học Nho
giáo đã phát sinh.

Với các lời khuyên răn của các ông Đại Vũ, cao Dao, Y Doãn, phó Duyệt

tóm thâu trong mấy chữ Điển, Mô, Huấn, cáo, Thệ, Mệnh, nền luân lý Nho
giáo đã được dựng:

Điển là phép tắc
là mưu chước, là cách thức
Huấn là dạy bảo
Cáo là lời bảo xuống
Thệ là lời răn bảo tướng sĩ
Mệnh là mệnh lệnh
Rồi vua Nghiêu, vua Thuấn đặt ra điển hình, chu công chê là lễ nhạc tạo

nên gốc chính trị học của Nho giáo.

Cho đến đời Xuân Thu, đức Khổng Tử mới góp nhặt các lời lẽ văn chương

của Tiền Thánh để dạy thiên hạ, lập thành một lối học riêng, lối học đó chính
là Nho giáo.

Lý thuyết Nho giáo

Nho giáo đã có một ảnh hưởng xâu xa trong dân chúng và đã tạo nền

nếp trong phong tục Việt Nam. Muốn hiểu biết ảnh hưởng ấy, cần biết sơ
qua về lý thuyết của Nho giáo trên hai phương diện vũ trụ và con người.

Về vũ trụ
Theo nguyên tắc chung về vũ trụ, các triết gia Á Đông cho rằng vật chất

đã có từ muôn thuở, vũ trụ, quả đất đã có từ lâu đời và sẽ mãi mãi, qua sự
biến chuyển từ kiếp này qua kiếp khác. Cứ sau mỗi thời kỳ 129.600 năm, tất
cả trở lại tình trạng hỗn độn, ngoại trừ những mầm mống bất diệt sẽ tạo nên
thời kỳ sau.

Thời kỳ 129.600 năm là một Nguyên. Nguyên chia là 12 hội, mỗi hội 10.800

năm. Lúc vũ trụ đi tới hội thứ 11, tức là hội Tuất, tính theo hội đầu là Tý, loài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.