225
Thực hiện ebook:
Học thuật Phương Đông
www.hocthuatphuongdong.vn
thiên nhãn nghĩa là nghìn tay, nghìn mắt. các phật giáo đồ có ý ca tụng đức
Quan Âm là thần thông diệu lực vô biên, việc gì cũng thấu suốt. Thường
thường tượng được tạc với 4, 8, 12, 24 hoặc 100 tay.
-
Ở lớp thứ năm mới thờ tượng cửu Long.
Lại cũng có chùa bỏ hai tượng Đế Thích và Đại phạm Thiên Vương để thay
vào ba pho thần tượng thuộc về Lão
giáo: Ngọc Hoàng Thượng Đế ở giữa và hai bên là Nam Tào và Bắc Đẩu.
Tại nhiều chùa cũng còn một cách bài trí khác:
Ở hai góc trong cùng, bên cạnh chính điện, có hai pho tượng bồ tát:
-
Hoặc một bên đức Văn Thù, một bên đức Phổ Hiền.
-
Hoặc một bên đức Quan Thế Âm, một bên đức Đại Thế chí.
Có khi lại thờ một bên đức Địa Tạng, vị bồ tát giáo hóa chúng sinh nơi địa
ngục, một bên đức Ông, còn gọi là đức chúa hay Thổ thần.
Hoặc cũng có khi một bên là đức Phật bà Diệu Thiên, một bên là đức Quan
Âm Tọa Sơn hay đức Quan Âm Tống Từ.
Tượng đức Phật bà Diệu Thiện một tay cầm bình nước cam lộ và một tay
cầm cành Dương Liễu. Nước cam lộ rửa sạch phiền não, còn cành dương liễu
tận độ chúng sinh. Ngài chỉ đúng cành dương liễu vào nước cam lộ, rẩy nước
tới đâu là thanh tịnh tới đó.
Tượng đức Quan Âm tạo sơn tạc hình một người đàn bà ngồi trên núi đá.
Tượng Quan Âm tống từ là tượng bà Thị Kính bế một đứa trẻ. Tượng tạc
theo điển tích bà Thị Kính, người nước Đại Hàn, lấy chồng là Thiện Sĩ; bị
chồng nghi oan bà cải nam trang cắt tóc đi tu, pháp danh là tiểu Kính Tâm
lại bị Thị Mầu vu khống đổ oan cho là đã có thai với bà và bắt bà phải nuôi
đứa con thị sinh ra. Về sau bà thành Phật. Tượng bà do đó bế một đứa trẻ,
bên cạnh có con vẹt đậu, con vẹt là hậu thân của Thiện Sĩ.
Cách bài trí chính điện một ngôi chùa theo phái Đại thừa vừa xếp đặt như
trên, có đôi sự thay đổi nhỏ ở từng ngôi chùa, nhưng bao giờ hai lớp trên
cùng cũng không có sự sai nhau, nghĩa là lớp thứ nhất bao giờ cũng có tượng
Tam thế và lớp thứ hai có tượng Di Đà tam tôn.
Nhà bái đường
Mặt trước nơi chính điện thờ phật là nhà bái đường. Đây là chỗ các tăng
ni ngồi tụng kinh, các tín đồ tới lễ Phật.
Tại nhà bái đường, cũng có các tượng và các bàn thờ.