224
Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ
Ở bên trái tượng cửu Long là tượng vua Đế Thích ngồi ngai y phục hoàng
đế, vua cõi trời tam thập tam thiên, và ở bên hữu là tượng Đại Phạm Thiên
Vương, cũng ngồi ngai và cũng y phục hoàng đế. Thiên Vương làm chúa tể
cả vạn vật. Vua Đế Thích và Đại Phạm Thiên Vương đều hộ trì đức Thích ca
khi Ngài chưa thành Phật.
Có nhiều chùa, thay vì hai tượng vua Đế Thích và Đại Phạm Thiên Vương
là tượng Tứ vị Thiên Vương, mặc vương phục, mỗi bên hai vị: đó là các thiên
vương hộ trì Phật Pháp ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc.
Cũng có khi lại không phải là Tứ vị Thiên Vương mà là bốn vị bồ tát, tạc
hình thiên thần:
Ái Bồ Tát, tay cầm cái tên,
Sách Bồ Tát, tay cầm cái dây,
Ngữ Bồ Tát, tay cầm cái lưỡi,
Quyên Bồ Tát, tay nắm lại và để vào ngực.
Cũng có chùa, ngoài bốn vị bồ tát, còn thờ thêm Bát Bộ Kim cương là
những thần tướng trên trời đã quy y Tam bảo và phát nguyện hộ trì phật
pháp.
Thanh trừ tai kim cương
Tích độc thần kim cương
Hoàng tùy cầu kim cương
Bạch tỉnh thủy kim cương
Xích thanh hỏa kim cương
Định trừ tai kim cương
Tử hiền kim cương
Đại thần lực kim cương
Cũng có chùa tại lớp thứ tư này lại thờ tượng Tuyết Sơn, tức là tượng đức
Thích ca khi tu khổ hạnh ở trong núi Tuyết Sơn, thuộc dẫy núi Hy Mã Lạp
Sơn. Tượng Tuyết Sơn quần áo chỉnh tề, hình dáng gầy còm, và thường được
gọi là ông Nhịn ăn mà mặc, đối với tượng Di Lạc ở lớp thứ ba được gọi là
ông Nhịn mặc mà ăn.
Cũng có chùa, cách bài trí hơi khác, có năm lớp thay vì bốn lớp:
-
Ở lớp thứ ba thờ tượng Di Lạc.
-
Ở lớp thứ tư thờ đức Thiên phủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm, tức là tượng
Quan Thế Âm tạc nhiều tay, còn gọi là đức chuẩn Đề Quan Âm. Thiên thủ,