NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 222

222

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

bàn tính tới việc chùa.

Khỏi Tam quan là một lớp sân rộng lát gạch.
Qua lớp sân là nhà thờ Phật, gồm chính điện và nhà Bái đường.
Ở hai bên sân là hai dãy nhà hành lang, một bên dùng làm nhà hậu để

thờ những người mua hậu tại chùa, và đến ngày giỗ hậu, nhà chùa cũng làm
giỗ tại đó; còn một bên là để khách khứa tới có chỗ ngồi chơi, gọi là nhà
phương trượng. cũng có chùa bên nầy chỉ dùng một gian làm nơi tiếp khách,
còn dùng bên kia làm nơi trụ trì, nghĩa là chỗ ở của tăng ni.

Đằng sau nhà thờ Phật có thờ chư vị và có nhà thờ Tổ, tức là nhà thờ

những tăng ni tu hành ở chùa rồi chết đi được nhà chùa tô tượng để thờ.

chung quanh chùa ở hai bên và mé đằng sau thường có vườn. Tại vườn

có mộ pháp của tăng ni.

Chính điện
Chính điện là ngôi nhà thờ Phật.
Theo định nghĩa ở trên, chùa là nhà thờ Phật, nhưng sự thực tại một ngôi

chùa như vừa kể ra, có nhiều lớp nhà và chỉ có một ngôi nhà dành cho việc
thờ Phật tức là nhà Thiên Hương, danh từ này do những đỉnh trầm với những
bát hương luôn tỏa khói ngạt ngào mà gọi nên.

Tại nhà Thiên Hương, bao gì cũng có tượng đức Thích ca Mâu Ni.
Tại các chùa theo phái Tiểu thừa, nơi chính điện chỉ có tượng Phật Thích

ca, ngoài ra không có pho tượng nào khác, trái lại tại các chùa theo phái Đại
thừa ngoài tượng Phật Thích ca còn có thờ các vị bồ tát, nghĩa là những
người tu đã gần thành Phật và thiết tha một lòng cứu độ chúng sinh và các
vị thần thánh, theo kinh điển Phật giáo, phần nhiều đã qui y Tam bảo và đã
phát nguyện hộ trì Phật pháp.

Vào một ngôi chùa theo phái Đại thừa ta nhận thấy:

a)

Trên cùng, trong cùng giáp vách gần mái chùa là tượng Tam Thế, đây

là pho tượng nhỏ, khuôn khổ bằng nhau, hình dáng giống nhau ngồi trên
tòa sen, tượng trưng cho chư Phật mười phương ở ba đời: quá khứ, hiện tại
và vị lai. Chư phật khi đã đắc đạo thành phật đều giống nhau về mọi phương
diện.

b)

Kế lớp trên, đến các pho tựng Di Đà Tam Môn. Ở đây cũng có ba pho

tượng, pho lớn nhất ở giữa là đức A Di Đà, giáo chủ Tây phương cực lạc. Hai
bên đức A Di Đà có hai pho tượng nhỏ hơn, bằng nhau, hoặc đứng hoặc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.