26
Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ
Cáo với gia tiên những biến cố buồn, con cháu trình để cụ kỵ rõ mọi việc
xảy ra, và đôi khi cầu xin các cụ phù hộ cho được qua khỏi mọi sự không
may.
Ngoài những biến cố xảy ra trong gia đình, còn nhiều trường hợp con
cháu cũng làm lễ cáo gia tiên kêu cầu khấn vái.
-
Trong làng bỗng có đám cướp, gia chủ vội vàng lễ khấn tổ tiên dun dủi
cho lũ cướp mau đi khỏi làng không đến quấy rối nhà mình;
-
Nước đang thanh bình bỗng có loạn, con cháu cũng cầu xin tổ tiên phò
hộ cho toàn gia tránh khỏi mọi tai nạn trong lúc loạn lạc;
-
Gặp bệnh dịch phát sinh, con cháu xin với tổ tiên phù hộ tránh khỏi tai
ách nguy nan;
-
Trong làng mở hội, con cháu vui mừng cũng có lễ cúng tổ tiên.
Tóm lại, con cháu tin tưởng ở sự phù hộ của tổ tiên và sự hiện diện của tổ
tiên quanh mình nên bất cứ một việc to nhỏ gì xảy ra liên quan tới gia đình,
con cháu đều cáo gia tiên.
NGHI THỨC CÁO GIA TIÊN
Việc cúng vái tổ tiên bao giờ cũng do gia trưởng. Gia trưởng làm chủ mọi
lễ nghi trong gia đình.
Không như các tôn giáo, việc hành lễ phải có trung gian giữa tín đồ và
giáo chủ, trong việc thờ cúng tổ tiên chính gia trưởng phải lo lấy việc hành
lễ.
Mỗi lần cúng lễ đều có đồ lễ.
Đồ lễ thường gồm trầu rượu, hoa quả, vàng hương, và nước lạnh, nhưng
trong trường hợp bất thần đêm hôm, đồ lễ có thể giảm tỉnh xuống mức tối
thiểu và chỉ cần một chén nước lạnh, một nén hương thắp trên bàn thờ là
đủ.
Ngoài những đồ lễ tối thiểu trên, tùy theo các gia chủ giàu nghèo và tùy
những buổi lễ, đồ lễ có thể gồm nhiều thứ khác như xôi chè, oản chuối hoặc
cỗ mặn, có khi thêm đồ mã.
Sau khi đồ lễ đã đặt trên bàn thờ, gia trưởng khăn áo chỉnh tề, thắp hương
cắm lên bình hương, rồi đứng trước bàn thờ khấn. Trước khi khấn, gia trưởng
vái ba vái và khi khấn xong gia trưởng lễ bốn lễ thêm ba vái, ta gọi là bốn lễ