28
Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ
rõ với gia tiên lý do việc cúng lễ và đồng thời mời gia tiên hưởng lễ.
Trong việc khấn mời này, người gia trưởng phải mời hết các cụ kỵ ngũ đại
trở xuống, cùng với tất cả chú bác cô dì anh chị em nội ngoại đã khuất.
Văn khấn xưa thường dùng chữ nho, nhưng trong dân gian cũng nhiều
người dùng chữ nôm, nhất là ở trong những gia đình người gia trưởng đã
mất, các con nhỏ chưa biết khấn vái, hoặc việc khấn vái do đàn bà phụ trách.
Tiếng rằng lễ nghi cấm đàn bà tham gia cúng tế, nhưng trong gia đình, khi
người chồng chết, người vợ thường đảm nhiệm việc cúng khấn thay các con
nhỏ.
Văn khấn dùng chữ nôm để tránh sự sai lầm vì không hiểu nghĩa chữ nho,
tiếng nọ khấn sang tiếng kia, hoặc đoạn khấn sau lại được đưa lên trước.
Kể từ khi người Pháp sang Việt Nam, chữ quốc ngữ được dùng thay thế
cho Hán tự, và gần hơn kể từ thời hậu chiến, việc khấn vái dân ta đã dùng
hầu hết tiếng Việt thay chữ nho.
Trong bài văn khấn phải nói rõ ngày tháng làm lễ, lý do, liệt kê lễ vật,
những điều cần xin nếu có.
Dưới đây là một mẫu văn khấn:
Hôm nay là ngày... tháng... năm... Nay con giữ việc phụng thờ tên là..., ...
tuổi, sinh tại xã... huyện..., tỉnh..., ngụ tại xã... huyện... tỉnh... cùng toàn gia,
trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.
Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật,
lòng thành nhân dịp sinh hạ cháu trai, kính mời hương hồn nội ngoại gia tiên,
kỵ, cụ ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.
Con kính xin gia tiên phù hộ độ trì cho cháu nhỏ hay ăn chóng lớn và toàn
gia khang kiện.
Cẩn cáo
Trước kia, các cụ đã đặt ra nhiều bài văn khấn nôm bằng thơ cốt để cho
đàn bà trẻ con học dễ nhớ, dùng trong việc cúng lễ gia tiên.
Dưới đây là một trong những bài khấn ấy:
Ngày... tháng... năm... (âm lịch), tín chủ là..., ... tuổi, sinh quán tại... trú quán
tại... cùng toàn gia
Cúc cung bái trước bàn thờ
Kính dâng lễ bạc hương hoa rượu trầu,
Cùng là phẩm vật trước sau,