NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 29

29

Thực hiện ebook:

Học thuật Phương Đông

www.hocthuatphuongdong.vn

Lòng thành tâm nguyện thỉnh cầu gia tiên:
Cao tằng tổ khảo đôi bên,
Cao tằng tổ tỷ dưới trên người người,
Cô dì chú bác kính mời,
Đệ huynh đồng thỉnh tới nơi từ đường;
Cúi xin hưởng chút lễ thường,
Và xin phù hộ khang cường toàn gia
Cẩn cáo
Trong “Thọ Mai gia lễ” cũng có những mẫu văn khấn, ông chu Ngọc chi

đã dịch ra Việt ngữ:

Văn khấn tổ tiên
Năm... tháng... ngày... cháu kế tự tên... vì có việc... xin đem lễ bạc, đãi chút

lòng thành, nén hương đèn rượu, đĩa muối lưng canh, trước bàn thờ khấn vái,
xin thấu tâm linh, hộ cho con cháu, mọi sự yên lành. Cẩn cáo.

Kính mời Thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.
Lúc khấn, gia trưởng chỉ khấn lâm râm đọc khẽ trong mồm.
Cùng với việc cáo gia tiên, bao giờ cũng phải cúng khấn Thổ công vì ngài

là đệ nhất gia chi chủ, để xin phép ngài cho hương hồn tổ tiên được về hưởng
lễ.

SĂN SÓC MỘ PHẦN TỔ TIÊN

Con cháu thờ phụng tổ tiên, cúng lễ đã đành, nhưng một trong hình thức

để biểu lộ sự thờ phụng là săn sóc tới mộ phần của tổ tiên.

Hằng năm trước ngày Tết, cũng có địa phương sau ngày Tết, con cháu đi

thăm mộ tổ tiên để đắp lại cho cao, nhổ hết các loại cây nhỏ có thể xâm
phạm tới hài cốt tổ tiên. Nhân dịp thăm mộ này, con cháu thắp hương trên
mộ, khấn vái mời tổ tiên về ăn Tết.

Ngoài ra, ngày Thanh Minh con cháu cũng đi tảo mộ mang theo vàng

hương cắm đốt trước mộ. nếu mộ sụt thì đắp lại.

Có người nhân ngày Thanh Minh mang cả cỗ ra cúng nơi trước mộ.
Mộ phần được con cháu luôn luôn trông nom cẩn thận. Tuy nhiên khi mộ

bị động hoặc vì súc vật đào sút, hoặc vì rễ cây ăn vào xương cốt, hoặc vì một
lẽ gì khác, trong trường hợp này tục tin rằng ông cha báo mộng hay ứng
điềm cho con cháu hay, nếu con cháu không biết trong nhà sẽ có người đau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.