NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 44

44

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

Cẩn cốc

Văn khấn giỗ vợ

Bài này có thể khấn trong ngày giỗ hay trong một dịp gì khác cũng được.
Năm... tháng... ngày... ái phụ là..., hôm nay ngày... gọi chút xót thương, nhớ

đến nội trợ... trước bàn thờ than rằng;

Tình nghĩa vợ chồng, âm dương xa cách;
Từ khi khuất mặt cõi trần, những tưởng chút lòng ân ái.
Đã đành sinh ký tử quy, vẫn nhớ lời ăn tiếng nói.
Năm qua ngày tháng, việc cúng hôm nay, linh hồn có thiêng, thấu tình một

chút, hộ chồng con mạnh khỏe luôn luôn, coi nhà cửa bình yên mãi mãi.

Tâm hưởng
Kính mời cha mẹ, tổ tiên, Thổ công, Táo quân đồng lai cảm cách.

Ngày dỡ rạp

Ngày giỗ đối với người chết kể là xong từ lúc lễ tạ hóa vàng, nhưng đối

với gia đình người sống chưa là hết, nếu có hết chỉ mới hết về phần lễ nghi,
còn thực tế ngày hôm sau giỗ mới hết.

Buổi chiều hôm giỗ chính sau khi khách khứa đã vãn, con cháu mới lo ăn

uống và dọn dẹp, công việc dọn dẹp kéo dài tới ngày hôm sau.

Những gia đình khá giả ở đồng quê thường làm giỗ to, nhà không đủ chỗ

chứa khách tới ăn cỗ, phải làm thêm rạp ra ngoài sân, kê thêm phản hoặc
bàn ghế để khách ngồi, cũng như khi đám tang hay đám cưới. Rạp thường
dựng bằng cột tre, có xà ngang và lợp cót dày.

Sau hôm giỗ chính, gia trưởng lo dỡ rạp, có con cháu và có khi cả lân bang

phụ giúp. Vẫn có ăn uống, nhưng chỉ là những thức ăn hôm trước còn lại
hoặc mua thêm chút ít.

Rạp dỡ xong, ngày giỗ mới thật xong.

Người Thiên Chúa làm giỗ

Từ trên chỉ nói về lễ nghi phong tục ngày giỗ từ xưa tới nay của người

theo tôn giáo có thờ cúng tổ tiên.

Đồng bào Thiên chúa giáo cũng làm giỗ, nhưng thủ tục làm giỗ có hơi

khác.

Ngày giỗ như trên đã định nghĩa, là ngày kỷ niệm người chết qua đời, là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.