NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 42

42

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

Hương hoa trầu rượu, cỗ bàn mọi vật
Dám xin kể ra
Nhân ngày giỗ chính, xin kính mời
Hương hồn kỵ là Chu Quý Công, húy Văn Đức, hiệu Tụ Ân, thụy Dã Điền

về chứng giám.

Ngày nay, Hán tự không còn thịnh, khấn giỗ người ta thường khấn nôm,

đại ý lời khấn như trên.

Khi khấn đến tên người chết, phải khấn lầm rầm rất khẽ trong miệng để

tỏ lòng thành kính. người xưa kính trọng ai không bao giờ đọc tới tên người
đó.

Khấn giỗ cần khấn hết tên tục, tên hiệu, tên hèm của người hưởng giỗ.
Tên tục là tên lúc sống vẫn gọi, tên hiệu, tức là biệt hiệu, còn tên hèm tức

là tên thụy, tên khi người chết hấp hối tự đặt cho mình, để sau này con cháu
khi cùng thì khấn tới.

Con cháu lúc khấn giỗ cần phân biệt các hàng kỵ, cụ, ông bà và cha mẹ.
Đàn ông khấn chữ khảo, còn đàn bà khấn chữ tỷ.
Cao tằng tổ khảo tức là kỵ ông, đối với người khấn là năm đời.
Cao tằng tổ tỵ tức là kỵ bà.
Tằng tổ khảo tức là cụ ông, đối với người khấn là bốn đời, hay nói cách

khác người khấn tức là chắt.

Tằng tổ tỷ tức là cụ bà.
Tổ khảo tức là ông, đối với người khấn là ba đời, hay nói khác người khấn

tức là cháu.

Tổ tỷ tức là bà.
Hiển khảo tức là cha.
Hiển tỷ tức là mẹ.
Kể từ đời thứ sáu trở đi thì con cháu không phải cúng giỗ nữa.
Trong ngày giỗ, sau khi khấn giỗ xong, phải buông chiếc y môn tức là bức

màn thờ xuống để các cụ hưởng lễ.

Văn tế giỗ

Ngày giỗ nhiều khi có tế, nhất là khi con cái sung túc. Thường các ngày

tiểu tường và đại tường vẫn có văn tế.

Dưới đây là một văn tế tiểu tường. Văn tế này do thi sĩ Tản Đà làm hộ một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.