NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 99

99

Thực hiện ebook:

Học thuật Phương Đông

www.hocthuatphuongdong.vn

Dưới đây tôi xin đơn cử một thí dụ thứ hai về việc thờ thần sống.
Việc này xảy ra tại Khai Quang, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Yên (Vĩnh

phú) tôi đã hân hạnh quen biết vị thần sống này.

Làng Khai Quang ở sát ngay gần tỉnh lỵ Vĩnh Yên về phía Nam. Làng có

một ngôi đền, dựng bên quốc lộ số 4, từ Hà Nội đi Hà Giang, về mé tay phải,
cách Vĩnh Yên vào khoảng ba cây số. Đền dựng lên trên một thửa đất, chung
quanh có cây cối, trông mặt ra quốc lộ.

Xưa nay đền vẫn thờ vị Thành hoàng, rất tiếc tác giả không được rõ thần

tích của vị này.

Hồi đó vào khoảng năm 1938 hoặc 1940, tại thị xã Vĩnh Yên (Vĩnh phú) ở

xóm Dinh có ông Nguyễn Đình Cận, người hiền lành làm nghề nuôi dê vắt
sữa.

Hàng ngày ông chăn đàn dê ở khu rừng Khai Quang, nói là rừng thì không

đúng hẳn, vì Khai Quang thuộc về trung du, ruộng đất lúa không tốt mấy, có
nhiều đồi, và trên những ngọn đồi này có những cây nhỏ rất tiện cho dê ăn.

Chăn dê, ông thường đi qua quốc lộ số 4 nơi có đền thờ của làng Khai

Quang. Người ta thuật lại rằng, mỗi lần ông đi qua ngôi đền lại đổ nhào về
phía đằng trước.

Lần đầu tiên, người thủ từ trông coi đền thấy ngai đổ, cho là có con vật gì

chạy qua, đụng chạm mạnh nên ngai đổ xuống. Rồi năm bảy lần như vậy,
người thủ từ không khỏi không chú ý và lấy làm lạ. Ông ta về sau cứ để ý
thấy mỗi lần ông Cận dắt dê đi qua ngai trong đền lại đổ.

Ông tường trình cùng hương lý mọi sự. Hương lý cùng các cụ họp bàn và

làm lễ khấn xin đức Thành hoàng báo mộng để cho dân làng biết lý do việc
ngai đổ.

Việc cầu xin của dân làng đã ứng nghiệm. Ông tiên chỉ đã được thần linh

báo mộng. Thần nhân đây chính là vị Thành hoàng của làng Khai Quang.
Thần nhân báo mộng đã được Thượng đế triệu về Thiên đình giữ chức vụ
khác, còn tại xã Khai Quang sẽ có ông Nguyễn Đình Cận thay thế. Ông
Nguyễn Đình Cận được chỉ định làm Thành hoàng xã Khai Quang và dân làng
phải đón ông cận về thờ để tránh mọi sự không tốt đẹp có thể xảy ra được
vì thiếu vị Thành hoàng. Chính vì vậy mà mỗi khi ông cận đi qua đền làng thì
ngai thần đổ, trong lúc đó vì Thần hoàng cũ phải chạy vội vã ra đón vị Thành
hoàng mới, ngai đổ chỉ là một điểm báo cho dân làng Khai Quang biết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.