NẾU BIẾT TRĂM NĂM LÀ HỮU HẠN - Trang 106

Một cậu bé học lớp Ba, cao nhất và khôn lanh nhất, là người khởi

xướng và vì thế nghiễm nhiên trở thành chúa tể. Trò chơi rất đơn giản,
“chúa tể” sẽ đội cái xô nhựa lên đầu, tay cầm cây kiếm nhựa giơ lên cao và
hét vang “Ta là chúa tể”, sau đó nghiêm mặt quát to“Lính đâu!”. Những
đứa trẻ khác sẽ khúm núm cung kính “Thưa chủ nhân!”. Chúa tể sẽ sai vặt
“quân lính” (đương nhiên): đi rót nước, đi lượm rác, đi mua kem, hoặc đôi
khi, đi trừng phạt một “tên phản bội”, bắt “hắn” lại và nhốt vào nhà tù…

Quân lính nhìn chung tỏ vẻ chán ngán, và một cô bé mới nhập bọn lắc

đầu nguầy nguậy. Không công bằng, phải oẳn tù tì để chọn ra người làm
chúa tể chứ. “Đâu phải mình anh, ai cũng thích làm chúa tể hết mà” – cô bé
càu nhàu.

Những người lớn ngồi trên thềm nhà xung quanh đó cười nghiêng ngả.

Chợt nhớ hôm nọ, cô bạn đang làm giáo viên ở một trường tiểu học

Quốc tế kể rằng, ở lớp cô lần lượt mỗi học sinh sẽ được làm lớp trưởng
trong một tuần. Bởi cô nghiệm ra rằng để có những cách thức dạy dỗ hoặc
điều chỉnh thích hợp, điều cần nhất là giáo viên phải thấy được bản tính của
đứa trẻ một cách rõ ràng nhất. Và cũng giống như người lớn, tính cách của
trẻ con sẽ bộc lộ rõ nhất khi ta trao cho chúng trách nhiệm và uy quyền
trong vai trò thủ lĩnh.

Khi ngồi nhìn những đứa trẻ ngây thơ chơi trò “ta là chúa tể”, tôi mới

nhận ra ý tưởng của cô bạn thật tuyệt vời, bởi chính Abraham Lincoln cũng
từng nói: “Gần như tất cả mọi người đều có thể chịu đựng được nghịch
cảnh. Nhưng nếu muốn kiểm tra tính cách của một người nào đó - hãy trao
cho anh ta uy quyền”.

“Ai cũng muốn được làm chúa tể” - cô bé kia đã nói như vậy. Chúng

ta mới giống nhau làm sao! Ta đều mơ trở thành thuyền trưởng trên mọi
con tàu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.