giỏi dở, sang hèn, không phân biệt màu da, tôn giáo, giai cấp… Khi đó, ta
mới có thể “lại thấy núi là núi, sông là sông”.
Tôi tin rằng chữ ngã trong câu “duy ngã độc tôn” của Thái tử Tất Đạt
Đa là nói về cái vốn dĩ đã ở trong mỗi con người từ khi sinh ra. Cái gọi là
“nhân chi sơ, tánh bổn thiện”. Cái hồn nhiên, vô tư, lương thiện, nhân ái,
yêu thương. Cái cao quý nhất, đáng nâng niu và gìn giữ nhất. Đó chính là
cái “ngã” thật sự, chung nhất của loài người. Đó là Tâm Phật mà ai cũng
có. Đó là xuất phát điểm của cõi nhân sinh. Đó chính là chùm hoa vô ưu kỳ
diệu của tâm hồn con người.
Nhưng trong đời sống xô bồ này, có khi ta tự chôn vùi nó, có khi ta
lãng quên. Và có khi giống như hoa vô ưu, người ta không nghĩ là nó có tồn
tại. Nhưng em đã biết rằng, nếu chịu lắng nghe, chịu nhìn lại, chịu tìm
kiếm, chắc chắn ta sẽ tìm thấy nó, phải không em?
Chắc chắn ta sẽ tìm thấy một chùm hoa vô ưu trong tâm hồn mỗi
người ta quen biết. Và trong chính bản thân ta.
Yêu hơn một người?
Nếu bạn đã hỏi thì quan điểm của tôi là: hoàn toàn có thể. Tại sao
người ta có thể yêu cùng lúc mười hai đứa con (thậm chí vừa con nuôi lẫn
con ruột), yêu cùng lúc năm ông anh bà chị mà lại không thể yêu hai người
đàn ông hay đàn bà cùng lúc?
Việc khuyến cáo “chỉ nên yêu một người” cũng giống như khuyến cáo
“đang lái xe đừng nhìn cô gái đẹp bên kia đường” vậy. Nó góp phần giảm
rủi ro và ngăn cản tai nạn giao thông. Nhưng nếu bạn có đủ khả năng để
vừa nhìn, vừa lái xe, tôn trọng luật giao thông và không gây tai nạn cho
người khác thì…
Tuy nhiên, cái thực tế mà ta nhìn thấy: một người đàn ông quan hệ
cùng lúc nhiều người phụ nữ, những ông chồng không chung thủy, những