Hứa Hủ ngẩn người, bà Quý cất giọng lạnh nhạt: “Hứa Hủ, tôi vốn không
muốn nói chuyện với cô, cô cũng hơi tự cho mình là đúng quá đấy. Đã như
vậy rồi, chúng ta lật bài ngửa. Có lẽ cô cũng được coi là cô gái xuất sắc.
Nhưng theo tiêu chuẩn của tôi, cô không xinh đẹp, học lực bình thường, gia
cảnh cũng bình thường, không thể giúp đỡ Quý Bạch trong sự nghiệp. Hơn
nữa, cô còn là cảnh sát, công việc vừa nguy hiểm vừa bận rộn, trong tương
lai cô sẽ chăm sóc gia đình kiểu gì? Với tư cách một người mẹ, tôi cảm thấy
cô chẳng có điểm nào xứng với con trai tôi. Ngoài ra, tôi cũng không thích
nổi con người cô. Quý Bạch muốn ở cùng cô, tôi không thể ngăn cản.
Nhưng quan điểm của tôi rất rõ ràng, tôi không chấp nhận cô.”
Trong vấn đề cư xử với mẹ, Quý Bạch đã “tôi luyện thành thép”. Sách
lược đầu tiên mà anh nghĩ đến là bảo vệ Hứa Hủ ở đằng sau lưng mình.
Còn Hứa Hủ thì khác. Cô nói “tránh nặng tìm nhẹ”, đó là sách lược tổng
thể để giành được sự chấp thuận của Quý gia. Ý của cô là nhằm vào sự việc
chứ không nhằm vào cá nhân.
Bây giờ đại cục đã định. Về phần bà Quý, cô muốn thử một lần. Nếu thành
công, Quý Bạch sẽ không khó xử, mọi người có thể thoải mái dễ chịu. Còn
nếu thất bại, cô cũng không bị mất mát về mặt thực chất.
Một điều duy nhất Hứa Hủ không nghĩ đến, là cuộc trò chuyện này có gây
tổn thương cho cô hay không?
Vì vậy, khi bà Quý nói ra những câu thẳng thừng và tàn nhẫn đó, Hứa Hủ
hoàn toàn ngây người.
Lý lẽ không thông, có thể làm rõ. Nếu tồn tại sự hiểu lầm, có thể giải thích.
Nhưng nếu một người coi thường bạn, không thích bạn, thì phải làm thế
nào?
Hứa Hủ muốn trò chuyện cởi mở với bà Quý để cải thiện mối quan hệ, chứ
cô tuyệt đối không làm điều gì để chứng minh “cô xứng với Quý Bạch” hay
“đáng để bà yêu quý”. Trong con mắt của Hứa Hủ, tiêu chuẩn phán đoán