nhiều tác giả
Nếu Ta Cười Nổi
Con dại, hay…?
Sách xưa chép rằng: “Quý Kiệt là con của Quý Đôn. Vào kỳ đệ tứ (chú
thích: tức kỳ làm bài thi thứ tư, kỳ cuối cùng của khoa thi Hội), Quý Kiệt
và Đinh Thì Trung đổi quyển thi cho nhau, việc bị bại lộ, Đinh Thì Trung
bị khép tội đày đi Yên Quảng, còn Quý Kiệt phải về làm dân thường.
Đinh Thì Trung phát giác ra bức thư gửi gắm của Lê Quý Đôn ở Lê Quý
Kiệt, nhưng chúa Trịnh Sâm lấy cớ rằng Lê Quý Đôn là bậc huân thần, bỏ
đi không xét, chỉ luận thêm tội cho Quý Kiệt, bắt giam trong ngục cấm ở
cửa Đông”. (Khâm định Việt sử thông giám cương mục, chính biên, quyển
44, tờ 27 và 28).
Chuyện này xảy ra từ khoa thi Hội, tháng mười năm Ất Mùi (1775). Xem
ra Lê Quý Đôn phải trả giá đắt bằng uy tín của mình. Chính các sử gia nhà
Nguyễn đã phê: “Hai người cùng một tội mà sao lại xử phạt khác nhau?
Như vậy, gọi đó là công bằng thỏa đáng thế nào được?”.
Cho nên, Thủ tướng nước Anh hôm kia đã phải nói: “Làm thủ tướng đã
khó, và làm cha có lẽ còn khó hơn”. Ngày 6-7-2000, ngài Tony Blair đã
phải xin lỗi trước chính phủ về chuyện cậu con cả 16 tuổi đã “xỉn” ngoài
đường phố, chỉ vài ngày sau khi ông tuyên bố cần phạt mạnh những kẻ say
rượu. Dù sao, thái độ của ông đã đáng được xem trọng: “Tôi không hề xin
chiếu cố đặc biệt gì cho nó”.
“Con dại, cái mang” đó cũng là lẽ thường tình của chuyện nhân sinh.
Nhưng trong nhiều trường hợp, cái dại của con cái lại bắt đầu từ cách nghĩ,
cách sống của các bậc phụ mẫu.
Cô hiệu trưởng Trường Măng Non X quận Y kể: sau khi nhà trường công