NẾU TA CƯỜI NỔI - Trang 18

bố kết quả xếp loại cuối năm, có một chị cán bộ doanh nghiệp nhà nước
hùng hổ chạy vào phòng hiệu trưởng mà chất vấn rằng: “Con của lính tôi
được bé khỏe bé ngoan cấp TP, còn con trai tôi tại sao không được?”. Cô
cười buồn mà bảo: “Tôi ngạc nhiên và bất ngờ. Thú thật lúc đó cũng chẳng
biết trả lời làm sao. Bởi sự học nào có cần biết đến tiêu chuẩn con sếp hay
con lính!”. Tại một trường tiểu học bán trú dịp đầu năm, có sếp một phòng
ban cấp quận chặn đường thầy hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất, bày tỏ với
thái độ quyết liệt: “Con tôi như vầy không thể ăn bát nhựa, không thể ngồi
phòng quạt máy như con người ta! Thầy cần bao nhiêu tiền, tôi sẵn sàng
đóng góp!”. Rồi anh làm cái động tác xùy tiền ra với dáng vẻ của bậc
trưởng giả.

Không cần phải bàn thêm về những hành động thiếu văn hóa kể trên.
Chuyện nhãn tiền là tội ác của một số cậu ấm cô chiêu đã gây ra cho gia
đình và cho xã hội hôm nay người lớn không thể bịt mắt che tai làm ngơ
cho được.

Trong một tiệc cưới, sau khi nghe các vị làm cha làm mẹ ngồi cùng bàn
giới thiệu về thành tích và tài năng của con cái, có anh cán bộ quận ủy giận
dữ vì xấu hổ đã lôi con mình ra một góc mà quát mắng. Anh mắng con
rằng: “Người ta là con dân mà học hành đến thế, còn mày là con nhà lãnh
đạo, sao mà dốt nát quá vậy?”. Hình như trong anh và trong một số người
như anh tồn tại một chân lý: “Con quan đương nhiên hơn con dân”. Kiểu tư
duy ấy dĩ nhiên bộc lộ một thứ văn hóa cá nhân. Nhưng sự tồn tại của lối
nghĩ ấy lại có cơ sở xã hội - khi mà chức vụ được xem trọng hơn hiệu quả
công việc, và địa vị xã hội đứng trên năng lực cá nhân.

Ai mà không muốn con mình thành đạt. Nhưng “đầu tư” cho nhau kiểu ấy,
thương nhau kiểu ấy thì... bằng mười giết nhau. Nguyên do, có khi không
phải vì con dại, mà là...

DUYÊN TRƯỜNG

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.