gắt với mối quan hệ này. Tôi ước gì mình đã có thể chia sẻ thật lòng với
anh ấy về những gì đang diễn ra lúc đó.
Không lắng nghe bản thân: Chú tôi qua đời ở New York, còn tôi thì
sống ở California nên vài người khuyên tôi đừng đi đến lễ tang. Mãi cho
đến bây giờ tôi vẫn luôn hối tiếc về điều này. Tôi học được rằng có những
thứ bạn không thể làm lại được, và trong những tình huống như thế tôi nên
làm những gì tôi thấy đúng, không nhất thiết phải là những gì người khác
muốn tôi làm.
*
* *
Trên thế giới này, tinh thần mạo hiểm và những phản ứng với thất bại thể
hiện mỗi nơi mỗi khác. Trong một số nền văn hóa sự trở ngại sau khi gặp
thất bại là rất lớn đến mức làm cho người ta trở nên dị ứng với bất cứ kiểu
mạo hiểm nào. Những nền văn hóa này gắn liền mọi loại thất bại với sự hổ
thẹn. Do đó, từ khi còn nhỏ người ta đã được dạy nên đi theo con đường đã
được định sẵn và có cơ may thành công nhất định, thay vì làm thử bất cứ gì
có nguy cơ dẫn đến thất vọng. Ở một vài nơi, như Thái Lan, những người
gặp phải thất bại liên tục thậm chí có thể chọn đổi một cái tên mới để bắt
đầu lại cả cuộc đời mình. Thực tế cho thấy trong Thế vận hội năm 2008,
một vận động viên cử tạ Thái Lan cho rằng cô chiến thắng là nhờ đã đổi tên
trước kỳ thi đấu.
Global Entrepreneurship Monitor (GEM)
[22]
, tổ chức xuất bản báo cáo
thường niên chi tiết về hoạt động khởi nghiệp trên toàn thế giới, xem xét sự
khác biệt của các nền văn hóa qua lăng kính của việc chấp nhận rủi o và sự
an ủi đối với thất bại. GEM đã tìm ra rằng có những tác nhân quan trọng
đóng góp vào tiểu sử rủi ro của một xã hội. Ví dụ, ở một vài quốc gia, như
Thụy Điển chẳng hạn, luật phá sản được đặt ra để bảo đảm rằng một khi
công ty của bạn không còn hoạt động được nữa thì bạn không bao giờ có
thể thoát khỏi nợ nần. Điều này dễ làm nhụt chí những người cố gắng khởi
nghiệp và thành lập một công ty, vì họ hiểu rằng thất bại sẽ kéo theo những