hậu quả khó lường và lâu dài cho bản thân và gia đình mình. Ở các quốc gia
khác, văn hóa có tính không khoan dung như vậy. Một khi bạn thất bại, bạn
bè, hàng xóm và đồng nghiệp của bạn sẽ luôn luôn xem bạn là một kẻ thất
bại. Một vấn đề được đưa ra gần đây của tờ Wall Street Journal mô tả
những thủ thuật làm bẽ mặt người khác đang được những người đòi nợ ở
một số quốc gia sử dụng, trong đó có Tây Ban Nha.
[23]
nợ bằng cách xuất hiện ở nhà riêng của người ta trong các trang phục kỳ dị,
nhằm mục đích thu hút sự chú ý của hàng xóm và làm xấu hổ những người
mắc nợ. Vì vậy, làm sao những người trong các cộng đồng đó dám mạo
hiểm và làm ăn khi họ luôn canh cánh trong lòng nỗi lo bị thất bại và bị chế
nhạo?
Điều đó hoàn toàn trái ngược với Thung lũng Silicon. Ở đây thất bại
được chấp nhận là một phần tự nhiên của quá trình đổi mới và phát triển.
Steven Jurvetson,
[24]
một đối tác ở công ty đầu tư mạo hiểm Draper Fisher
Jurvetson, mô tả thất bại là bí quyết thành công của Thung lũng Silicon.
CÒn Randy Komisar của KPCB nhấn mạnh rằng khả năng nhìn nhận thất
bại như một tài sản là dấu hiệu của một môi trường kinh doanh. Randy cũng
nói rằng khi ông thấy những người không bao giờ gặp thất bại nào cả thì
ông thường tự hỏi không biết thực sự họ đã học được gì từ các trải nghiệm
của mình.
Ở mức độ căn bản nhất định thì toàn bộ việc học hỏi của chúng ta đều
đến từ thất bại. Hãy nghĩ đến một đứa trẻ đang tập đi. Nó bắt đầu bò trước,
rồi ngã nhiều lần trước khi thuần thục kỹ năng đi mà những người lớn
chúng ta xem là bình thường. Khi đứa trẻ lớn lên, mỗi kỳ công mới, từ bắt
bóng cho đến làm toán đại số, đều được học một cách tương tự bằng việc
luyện tập cho đến khi thành công. Chúng ta không mong đợi đứa trẻ làm
mọi thứ hoàn thiện trong lần đầu tiên, vì thế chúng ta cũng không nên trông
chờ người lớn có thể hoàn thành mỹ mãn các công việc phức tạp ngay lần
đầu.