của mình so với người khổng lồ về tã giấy như Protect & Gamble (nhà sản xuất Pampers). Vì vậy họ đã
mời đội làm việc của Michael đến để tìm ra cách cải thiện việc kinh doanh của mình. Michael đã thực hiện
một số công việc như sau: quan sát và ghi nhận chi tiết cách thức tã giấy được bán ra như thế nào, đánh giá
những thông điệp trên các gói tã giấy, và tiến hành phỏng vấn các bậc cha mẹ mua tã giấy cho con mình.
Qua đó, Michael đã phát hiện một đặc điểm quan trọng Kimberly-Clark đã bỏ sót. Đó là việc họ bán tã
giấy như thể chúng là vật dụng tống khứ chất thải nguy hiểm. Nhưng các bậc cha mẹ lại không xem chúng
như thế. Đối với họ, tã giấy là thứ mang đến cho con mình cảm giác thoải mái. Sử dụng tã giấy là một phần
trong quá trình nuôi nấng trẻ em. Tã giấy cũng được xem như quần áo đối với trẻ. Những quan sát này đã
trao cho Kimberly-Clark một bước khởi đầu tuyệt vời trong việc cải thiện cách đóng góp và định vị thương
hiệu Huggies. Sau đó, qua những quan sát tỉ mỉ hơn, Michael đã nhận định một cơ hội còn lớn hơn nữa.
Anh thấy rằng cha mẹ thường trở nên rất ngượng ngùng khi được hỏi rằng con của họ có “còn mặc tã giấy”
hay không. Thật là một phát hiện thú vị! Đây là một điểm gây ngượng rất lớn cho cả cha mẹ lẫn con cái họ
khi chúng đến tuổi cần được dạy về cách đi vệ sinh. Do đó cần phải có cách để thay đổi điều này. Làm thế
nào để tã giấy trở thành một biểu tượng của thành công thay vì thất bại? Michael đã nghĩ đến ý tưởng về
quần tã Pull-Ups
®
, một cầu nối giữa tã giấy và quần lót. Chuyển từ mặc tã giấy sang chiếc quần tã Pull-Up
là một bước ngoặt quan trọng cho cả trẻ em và các bậc cha mẹ. Đứa trẻ có thể tự mình mặc chiếc Pull-Up
và cảm thấy tự hào về thành quả này. Sự sáng tạo thông qua việc tìm hiểu sâu sắc này đã mang về cho
Kimberly-Clark cả tỉ đôla tăng thêm trong doanh thu hàng năm và giúp họ nhảy lên trước trong cuộc so tài.
Sản phẩm mới này được hình thành dựa trên sự tập trung cao độ vào việc tìm kiếm nhu cầu, phát hiện ra
một vấn đề rõ ràng, và biến nó thành cơ hội.
Trong khóa học của mình, tôi sử dụng một nghiên cứu về Cirque du Soleil
[10]
trao cho học trò một cơ hội rèn giũa kỹ năng thách thức các giả định truyền thống. Hậu trường của vấn đề
là ở thập niên 80 của thế kỷ XX khi ngành xiếc đang gặp khó khăn. Người ta trở nên nhàm chán và có thể
đoán trước được các vở diễn nên số lượng khán giả đến rạp xiếc giảm đi. Đồng thời việc đối xử với động
vật trong rạp xiếc cũng đang bị công kích. Dường như đó không thể là thời điểm tốt để thành lập một rạp
xiếc mới, nhưng đó lại chính là điều mà Guy Laliberté, một diễn viên đường phố, quyết định làm. Guy tạo
dựng Cirque du Soleil bằng việc thách thức tất cả những giả định về một rạp xiếc đúng nghĩa. Và vì thế
Guy đã biến một vấn đề - một ngành công nghiệp giải trí đang chết dần – thành một cơ hội.
Sau khi chiếu một số đoạn trong bộ phim của Max Brothers năm 1939 – At the Circus (Ở rạp xiếc), tôi
yêu cầu các sinh viên nói ra tất cả những giả định về một rạp xiếc truyền thống: một cái lều to, có thú vật,
vé rẻ tiền, những người rao bán đồ lưu niệm, nhiều hoạt cảnh được trình diễn cùng lúc, nhạc rộn ràng,
những chú hề, bắp rang bơ, những người đàn ông lực lưỡng, những chiếc vòng lửa, v.v... Sau đó tôi yêu
cầu họ đảo ngược tất cả mọi thứ, tưởng tượng mỗi thứ trong rạp xiếc trái ngược hoàn toàn với những gì họ
nghĩ ban đầu. Ví dụ, danh sách mới sẽ bao gồm: một chiếc lều nhỏ, không có thú vật nào cả, ghế ngồi đắt
tiền, không có ai bán hàng lưu niệm, ở một thời điểm chỉ trình diễn một hoạt cảnh, nhạc tinh tế, và không
có chú hề hay bắp rang bơ. Sau đó các sinh viên chọn ra những thứ họ muốn giữ lại từ rạp xiếc truyền
thống và những thứ họ muốn thay đổi. Kết quả là một thế hệ rạp xiếc hoàn toàn mới, đúng kiểu Cirque du
Soleil. Sau đó tôi chiếu trong lớp các đoạn phim từ những cuộc biểu diễn gần đây nhất để sinh viên thấy
được tác động của những thay đổi này. Khi đã làm bài tập này với ngành xiếc, chúng ta cũng có thể áp
dụng tương tự vào những ngành công nghiệp và tổ chức khác, chẳng hạn với các nhà hàng thức ăn nhanh,
khách sạn, ngành hàng không, các sự kiện thể thao, giáo dục, và thậm chí cả với việc hẹn hò và hôn nhân.
Một khi bạn đã hiểu rõ bài tập này thì nó trở thành một công cụ bạn có thể dùng dễ dàng để đánh giá
lại tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống và công việc của bạn. Điều quan trọng là bạn có thể dành thời gian
để đánh giá từng giả định. Đây thường là phần khó nhất, vì như đã mô tả trong trường hợp về phẫu thuật
bong bóng, các giả định đôi khi quá gắn liền với quan điểm của chúng ta về thế giới đến mức khó nhận ra
chúng. Tuy nhiên, chỉ cần luyện tập một chút, nó sẽ trở thành một cách hữu dụng giúp bạn nhìn nhận lựa
chọn của mình dưới một ánh sáng mới.
Có một số người đặc biệt giỏi trong việc nhận định và thách thức các giả định. Trong hành trình tìm
kiếm những giải pháp sáng tạo cho các vấn đề dường như không thể giải quyết được, họ đặt nghi vấn về
giới hạn của những gì có lý và có thể thực hiện được. Họ bắt đầu lại cuộc đời mình ở những nơi xa xôi, họ
thực hiện các dự án có quy mô lớn, họ có những lựa chọn dường như rất mới mẻ, và họ tạo ra một con
đường dẫn mình đến những vùng lãnh thổ chưa được khám phá. Chúng ta thường nhìn vào những điều đó
với nỗi kính sợ, và cảm giác này ngăn cản chúng ta tạo ra những bước nhảy tương tự.
Hãy xem xét trường hợp của Sandra Cook, người đã thành công trong việc mở rộng các ranh giới và
thách thức tất cả những giả định truyền thống khi cô tự tạo ra những cuộc phiêu lưu đáng kinh ngạc cho