chính mình. Sự nghiệp của Sandra khởi đầu đều đặn như một cái máy. Cô lấy bằng tiến sĩ về lý luận toán
học, sang Anh để học và dạy ở Trường Kinh tế Luân Đôn, và quay trở lại Mỹ để làm việc ở Viện Nghiên
cứu Stanford. Cô làm việc tư vấn ở Booz Allen Hamilton, và cuối cùng làm lãnh đạo chiến lược trong lĩnh
vực kinh doanh truyền thông cho Motorola. Lẽ ra cô ấy đã có thể tiếp tục con đường này suốt quãng đường
còn lại trong sự nghiệp của mình, nhưng cô đã quyết định nhảy ra khỏi chiếc máy bay tốt đẹp hoàn hảo này
vì nó đang đi lạc hướng.
Niềm đam mê của Sandra là những cuộc du lịch thám hiểm đến những nơi xa xôi hoang dã, nên cô đã
thực hiện những chuyến hành trình đến Ấn Độ, Tây Tạng, Mông Cổ và Nepal trong phạm vi hai tuần lễ sắp
xếp được trong suốt lịch trình làm việc bận rộn của mình. Nhưng cuối cùng Sandra đã quyết định rằng như
vậy vẫn là chưa đủ. Cô đã đảo ngược thế giới của mình bằng việc từ bỏ công việc có thanh thế tại Motorola
năm 2002 để du lịch đến nhiều nơi ở Afghanistan. Đất nước này đang ở trong tình trạng hỗn loạn sau khi
chiến tranh xảy ra, vì thế Sandra muốn giúp đỡ con người nơi đây bằng bất cứ cách nào cô ấy có thể. Sau
khi có được thị thực, Sandra mua vé máy bay và lên đường đi Afghanistan với hy vọng có thể tìm ra cách
nào đó để làm nên điều khác biệt. Khi đến nơi, cô xuống máy bay ở Kabul, ở đó không có chiếc taxi nào và
có rất ít cơ sở hạ tầng sử dụng được. Với một chút cố gắng Sandra đã tìm ra đường tới một khách sạn
thường được các phóng viên khắp nơi trên thế giới lui tới. và Sandra đã bắt đầu công việc của mình bằng
việc liên hệ với tất cả những người cô biết để tìm ra cách tham gia vào việc xây dựng lại đất nước này. Cô
đề nghị được viết văn bản trao các món tiền cứu trợ, chuẩn bị các kế hoạch kinh doanh, hay thậm chí cả
quét sàn nhà – bất cứ những gì có thể có ích.
Cuối cùng Sandra đã liên hệ được với Nancy Dupree, giám đốc Trung tâm Afghanistan tại Đại học
Kabul. Nancy đang làm việc cật lực để xây dựng lại thư viện của trường đại học và mang sách đến cho mọi
người khắp đất nước qua chương trình Mở rộng Thư viện (Box Library Extension) của họ. Sau khi họ biết
nhau nhiều hơn, Sandra viết một kế hoạch làm việc cho trung tâm và cuối cùng cô được mời vào hội đồng
quản trị của tổ chức. Hiện tại cô là đồng chủ tịch hội đồng và dành phần lớn thời gian của mình để xây
dựng nhận thức về tổ chức này cũng như kêu gọi quyên góp cho họ. Bên cạnh các nhiệm vụ chính thức,
Sandra còn thực hiện các dự án cơ sở ở Afghanistan, như phân phối các cây lựu ở thành phố Kabul. Cô tự
mua hai mươi ngàn cây không rễ và cho mang đến các hộ gia đình để họ có thể bắt đầu trồng lại cây cối
sau khi chiến tranh tàn phá chúng.
Đa số mọi người đều không thể từ bỏ cuộc sống dễ chịu của mình để giúp giải quyết các vấn đề
nghiêm trọng ở những nơi xa xoi. Nhưng trong rất nhiều trường hợp khác, các thử thách nhỏ hơn rất nhiều
dường như cũng dễ làm nản chí chúng ta. Với nhiều người, thay đổi công việc hay chuyển đến sống ở một
thành phố khác cũng mạo hiểm như đi đến một nơi xa xôi để làm các công việc viện trợ. Người ta thường
cảm thấy thoải mái hơn khi “khóa chặt mình” trong một vai trò họ xem là “đủ tốt” hơn là tìm kiếm một lựa
chọn khàc mang tính rủi ro cao hơn. Hầu hết chúng ta đều bằng lòng với việc tiến những bước nhỏ và thận
trọng. Vì thế chúng ta chẳng đi được rất xa, nhưng cũng chẳng thể làm lung lay con thuyền.
Các hãng cho vay vốn kinh doanh đầu tư vào các doanh nghiệp mới thành lập rất tự hào về mình vì
họ có thể nhận ra các vấn đề lớn và tiến những bước mạo hiểm với mục tiêu giải quyết chúng. Họ luôn mở
rộng tầm nhìn để nhận diện cơ hội tiếp theo, thay vì tìm kiếm các vấn đề nhỏ. Họ nỗ lực nhìn vào tương lai
để tìm kiếm các thử thách ngay ở bên kia ngọn đồi, vì thế họ có thể đầu tư vào các hướng tiếp cận sáng tạo
cấp tiến để vươn lên dẫn đầu. Một ví dụ tuyệt vời là Kleiner Perkins Caufield & Byers (KPCB), một công
ty nổi tiếng trong việc dự đoán các thử thách tương lai và đầu tư vào các giải pháp của họ. Họ đầu tư vào
công nghệ sinh học, thương mại trên mạng Internet, và năng lượng thay thế rất lâu trước khi các chủ đề này
trở nên quen thuộc với mọi người mọi nhà. Họ cũng dự đoán được tầm ảnh hưởng của các doanh nghiệp
như Genentech, Sun Microsystems, Amazon, Google, Netscape, Intuit, và Electronic Arts. Randy Komisar,
một đối tác ở KPCB, nói rằng tư duy kinh doanh nghĩa là nhìn vào thế giới như một nơi tràn đầy cơ hội.
Anh và các đồng nghiệp của mình đã hiểu ra rằng việc nhận dạng và giải quyết các vấn đề lớn sẽ mang đến
các phần thưởng lớn cho tất cả những người liên quan.
Dù rằng thực tế là người ta có thể kiếm được lợi nhuận khi giải quyết các vấn đề lớn, nhưng Randy
nhấn mạnh trong sách của ông (The Monk and the Riddle – Người tu hành và điều bí ẩn) về tầm quan trọng
của việc có được nhiệt huyết để giải quyết một vấn đề to lớn, chứ không chỉ vì động lực làm ra tiền
[11]
. Để
giải thích sự khác biệt giữa hai điều này, ông so sánh hình tượng của một nhà truyền giáo theo đuổi một lý
tưởng quan trọng vì đam mê của mình với một người lính đánh thuê mà động cơ thúc đẩy chỉ là phục vụ
cho lợi ích cá nhân của anh ta. Bằng việc tập trung vào tìm kiếm giải pháp cho các thử thách to lớn với
nguồn năng lượng của lý tưởng, nhiều công ty đã ra đời và thành công. Tác giả Guy Kawasaki cũng nhắc
đến điều này với thông điệp: “tạo ra những gì có ý nghĩa thì còn hơn cả làm ra tiền.”
[12]