NẾU TÔI BIẾT ĐƯỢC Ở TUỔI 20 - Trang 15

CHƯƠNG 3 – BIKINI HAY là CHẾT

Nhà tâm lý học nổi tiếng B.F.Skinner đã từng viết rằng tất cả các hành vi của con người đều có thể

được xem là thích nghi với cá nhân mình, hay hệ gien, hoặc với toàn xã hội nói chung

[13]

. Tuy nhiên, ba

lực lượng này thường bất đồng với nhau và gây nên căng thẳng cho con người.Các quy tắc do xã hội đặt ra
tồn tại rất nhiều trong cuộc sống chúng ta, gồm có các điều luật của chính phủ, các cộng đồng tôn giáo, các
chủ lao động, trường học, hàng xóm và gia đình chúng ta. Bởi vì những nhóm xã hội này dệt ra những luật
lệ rõ ràng quanh chúng ta, nên ta thường cảm thấy mình ở trong những tình huống được thôi thúc phải phá
vỡ chúng để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mình hoặc những nhu cầu của đồng loại chúng ta. Các quy tắc
và chuẩn mực xã hội được tạo ra với ý muốn làm cho thế giới xung quanh ta có tổ chức hơn và dễ dự đoán
hơn, và ngăn ngừa chúng ta làm hại nhau.

Nhưng khi nào một quy tắc thật sự chỉ là một gợi ý? Và khi nào thì các gợi ý lại biến thành các quy

tắc? Hằng ngày người ta ra hiệu để chỉ cho chúng ta biết phải làm gì, các hướng dẫn bằng văn bản chỉ dẫn
chúng ta cách cư xử, và các chỉ dẫn xã hội thúc đẩy chúng ta hành động trong các giới hạn cụ thể. Thực ra,
chúng ta cũng tự đặt ra rất nhiều các quy tắc cho chính mình, phần lớn là do được người khác khuyến
khích. Các quy tắc này trở nên gắn liền với bản thể của chúng ta trong suốt con đường đời của mình.
Chúng ta vẽ nên các đường tưởng tượng xung quanh những gì chúng ta nghĩ mình có thể làm – các đường
ranh giới đó thường giới hạn chúng ta nhiều hơn là những quy tắc chung xã hội đặt lên chúng ta. Chúng ta
định nghĩa bản thân bằng nghề nghiệp, thu nhập, nơi chúng ta sống, xe chúng ta lái, học vấn, và thậm chí
bằng cả lá số tử vi của mình. Mỗi định nghĩa này khóa chúng ta lại trong các giả định cụ thể chúng ta là ai
và chúng ta có thể làm gì. Điều này làm tôi nhớ đến một câu nói nổi tiếng trong bộ phim My Dinner with
Andre
(Bữa ăn tối với Andre), nói rằng người New York “đóng vai trò của cả người canh giữ và tù nhân
nên họ không còn có... khả năng ra khỏi nhà giam họ tạo ra, hay thậm chí xem nó là một nhà giam.” Chúng
ta luôn luôn tạo ra các nhà tù cho chính mình với các luật lệ mỗi chúng ta đặt ra cho mình, khóa mình vào
các vai trò cụ thể và ra khỏi con đường vô tận của những điều khả thi. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thách thức
những giả định cơ bản? Những kết quả (tốt và xấu) của việc thoát ra khỏi con đường đã được định sẵn là
gì? Điều gì sẽ xảy ra với những người phá vỡ quy luật?

Larry Page, người đồng sáng lập ra Google, đã có một bài diễn thuyết trong đó ông khuyến khích các

khán giả thoát ra khỏi những nguyên tắc chỉ đạo được thiết lập sẵn bằng cách biết xem nhẹ một cách hợp lý

những điều được cho là không th

[14]

. Nghĩa là hãy suy nghĩ càng lớn càng tốt. Ông lưu ý rằng thường thì

thực hiện những mục tiêu lớn còn dễ dàng hơn là những mục tiêu nhỏ. Những mục tiêu càng nhỏ thì cần
những phương pháp càng cụ thể để đạt được. Còn với những mục tiêu lớn, thường sẽ có nhiều nguồn tài
nguyên hơn cho bạn và có nhiều cách hơn để đạt được chúng. Đây là một khám phá thú vị. Hãy tưởng
tượng bạn đang cố gắng đi từ San Francisco đến Kabul. Có rất nhiều con đường khác nhau để đi, nên bạn
có thể trao cho mình thời gian và nguồn lực để đến đó, và bạn sẽ linh động được nếu mọi việc không diễn
ra như dự tính. Nhưng nếu mục tiêu của bạn là đi qua thành phố, thì con đường khá rõ và bạn mong đợi nó
sẽ là một chuyến đi nhanh. Nếu đường bị tăc vì lý do nào đó, bạn sẽ bị mắc kẹt và cảm thấy bực mình. Một
trong những lý do làm cho Google thành công đến như vậy là nhờ sự sẵn lòng dùng một con đường linh
hoạt để giải quyết các vấn đề khó khăn.

Linda Rottenberg là một ví dụ xuất sắc về một người không xem bất cứ vấn đề gì là quá lớn để giải

quyết và sẵn sàng bứt phá khỏi mong đợi của người khác để đến những nơi mình muốn đến. Cô tin nếu
những người khác nghĩ rằng ý tưởng của bạn thật điên rồ, thì chắc chắn bạn đang đi trên một con đường

đúng. Mười một năm trước Linda sáng lập một tổ chức đặc biệt có tên là Endeavor

[15]

. Mục tiêu của họ là

thúc đẩy việc lập nghiệp ở các nước đang phát triển. Có vận hành tổ chức Endeavor ngay sau khi tốt
nghiệp từ trường Luật của đại học Yale, trong khi tay mình dường như không có gì hơn là một niềm đam
mê kích thích sự phát triển kinh tế ở vùng khó khăn. Chẳng gì khiến Linda dừng bước trên con đường đạt
được những mục tiêu đề ra, trong đó có cả việc lẽo đẽo theo chân những nhà lãnh đạo kinh tế có tầm ảnh
hưởng lớn mà sự giúp đỡ của họ rất cần thiết cho cô.

Endeavor bắt đầu nỗ lực của mình ở Mỹ Latin và từ đó mở rộng sang các khu vực khác trên thế giới,

trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi. Endeavor thực hiện một tiến trình tỉ mỉ để nhận diện những người có
tiềm năng lớn để lập nghiệp, sau đó chọn lựa những người có ý tưởng xuất sắc và lòng nhiệt huyết để thực
hiện kế hoạch của họ và trao cho họ những nguồn tài nguyên cần thiết để thành công. Tổ chức này không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.