NẾU TÔI BIẾT ĐƯỢC Ở TUỔI 20 - Trang 16

trao tiền cho những người lập nghiệp, mà giới thiệu họ tới những người trong cùng lĩnh vực để được hướng
dẫn. Họ cũng được trang bị các chương trình giáo dục lớn, và có cơ hội gặp những doanh nghiệp khác
trong vùng, những người cũng đã lèo lái trên con đường quanh co của mình trước đây. Khi đã thành công,
họ trở thành những tấm gương sáng, tạo ra nghề nghiệp cho người dân ở các cộng đồng địa phương, và
thậm chí trao lại cho Endeavor những thế hệ doanh nhân tương lai hữu ích.

Một ví dụ tạo nên nhiều cảm hứng là của một doanh nhân Endeavor ở Brazil, Leila Velez. Leila sống

trong khu ổ chuột trên những ngọn đồi nhìn ra Rio de Janeiro, thường được biết đến với tên gọi favelas. Kế
sinh nhai của cô là nguồn thu thập chỉ vừa đủ sống từ việc đi lau nhà cho người khác. Tuy nhiên cô ấy có
một ý tưởng rằng có rất nhiều phụ nữ ở Brazil thật sự muốn có tóc mềm và ít quăn hơn. Cùng với chị dâu
Heloisa Assis, Leila đã phát minh ra một sản phẩm có thể biến tóc xoăn thành tóc gợn sóng. Sản phẩm này
đã phải trải qua nhiều năm trời thử nghiệm va gặp phải nhiều thất bại to lớn trong suốt quá trình đó. Nhưng
khi đã tìm ra được giải pháp, Leila mở một tiệm uốn tóc ở Rio. Việc kinh doanh của cô phát đạt và Leila có
một giấc mơ tạo lập một franchise. Endeavor đã đến và giúp cô thực hiện được ước mơ của mình. Doanh
nghiệp ngày có tên là Beleza Natural hiện nay đã tạo công ăn việc làm cho một ngàn người và có doanh
thu mỗi năm lên đến hàng triệu.

Đây chỉ là một trong hàm trăm câu chuyện thành công từ Endeavor. Tôi đã tham dự hội thảo một năm

hai lần của tổ chức Endeavor hai năm trước và thực sự choán ngợp trước không khí tràn đầy nhiệt huyết
trong khán phòng. Mỗi doanh nhân đều mang ơn Endeavor đã cung cấp cho họ những công cụ cần thiết để
lập nghiệp cũng như nguồn cảm hứng để thành công. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nếu Linda đã nghe
lời những người nói với cô ấy rằng các ý tưởng của cô là điên rồ.

*

* *

Một trong những trở ngại lớn nhất của việc thực hiện “những điều bất khả thi” là nhiều người khác

thường nói với bạn ngay rằng những việc đó không thể đạt được. Người ta có thể cho rằng rất khó để tiến
đến thực hiện một vấn đề lớn. Nhưng một khi bạn đã quyết định làm điều đó, việc bứt phá khỏi những cách
tiếp cận vấn đề truyền thống để giải quyết nó cũng khó không kém. Đây là một ví dụ khác cho thấy sự hữu
ích của việc phá vỡ một số quy tắc. Bài tập tiếp theo buộc mọi người làm điều này theo một cách rất đáng
ngạc nhiên. Đầu tiên hãy nêu ra một vấn đề liên quan đến một nhóm cụ thể nào đó. Ví dụ, nếu đó là nhóm
gồm các nhà quản trị trong ngành kinh doanh dịch vụ tiện ích thì chủ đề có thể là phương thức làm cho các
công ty tiết kiệm năng lượng. Nếu đó là nhóm về sân khấu thì vấn đề có thể là làm sao để thu hút được
lượng khán giả nhiều hơn. Còn nếu với nhóm sinh viên kinh doanh thì thử thách có thể là việc tìm ra một ý
tưởng kinh doanh mới và độc đáo. Bây giờ hãy chia từng nhóm ra thành các đội nhỏ và yêu cầu mỗi đội

tìm ra ý tưởng hay nhất và ý tưởng dở nhất để giải quyết vấn đề đã được đặt ra

[16]

. “Ý tưởng hay nhất là

những gì mỗi đội nghĩ sẽ giải quyết được vấn đề một cách xuất sắc. Còn ý tưởng dở nhất sẽ là ý tưởng
không hiệu quả, không có lợi nhuận, họ viết từng ý tưởng lên một mảnh giấy riêng, một mảnh đặt tên HAY
NHẤT và một mảnh sẽ có tên DỞ NHẤT. Khi cho làm bài tập này, tôi yêu cầu những người tham gia cũng
chuyển cho tôi, và tôi xé vụn các ý tưởng HAY NHẤT. Sau quãng thời gian tập trung hết mình để tạo ra
những ý tưởng tuyệt vời đó, họ cảm thấy vừa ngạc nhiên vừa phật ý với hành động của tôi.

Sau đó tôi bắt đầu phân phát lại các ý tưởng DỞ NHẤT. Giờ thì mỗi đội cầm trong tay một ý tưởng

mà một đội khác nghĩ rằng rất tệ. Họ được yêu cầu phải chuyển ý tưởng dở này một ý tưởng kiệt xuất. Họ
xem ý tưởng tồi tệ được chuyển qua cho mình và nhanh chóng nhận ra nó thật sự chẳng tệ chút nào. Thực
ra họ lại thường nghĩ rằng chúng rất tuyệt. Cứ sau vài giây là có ai đó lại nói: “Ê, ý tưởng này khá đấy!”

Khi bài tập này được thực hiện ở một công ty dịch vụ tiện ích, một trong những “ý tưởng dở nhất” để

tiết kiệm năng lượng là đưa cho mỗi nhân viên một chỉ tiêu về lượng năng lượng họ có thể sử dụng được
cho phép. Họ đã nghĩ rằng ý tưởng này khá là ngốc nghếch. Tuy nhiên, đội nhận được ý tưởng này lại biến
nó trở thành một ý tưởng đáng được quan tâm, trong đó các nhân viên được trao cho một chỉ tiêu về mức
năng lượng mình được phép sử dụng. Nếu họ sử dụng ít hơn thì sẽ lấy lại được tiền, còn nếu sử dụng vượt
mức thì bị phạt thêm tiền. Hơn thế nữa, họ còn có thể bán tín dụng năng lượng cho các đồng nghiệp của
mình, tạo cho họ sự khích lệ còn lớn hơn nữa để tiết kiệm điện.

Tôi cũng tiến hành bài tập này với các nhân viên phụ trách thực hiện các sự kiện nghệ thuật ở trường

Stanford. Với nhiệm vụ thu hút được càng nhiều khán giả càng tốt, một trong các đội này đã nghĩ ra ý
tưởng “tồi tệ” là thực hiện một cuộc thi tài năng của các nhân viên. Điều này có vẻ hoàn toàn trái ngược
với những gì họ đang làm hiện tại – mang đến đây các tài năng hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới. Đội kế
tiếp đã đảo ngược hoàn toàn ý tưởng này. Họ nhìn nhận nó một cách sâu sắc hơn và đưa ra một cuộc gây
quỹ lớn, nơi mà các Khoa và nhân viên trong toàn trường sẽ trình diễn các tài năng đa dạng của mình. Điều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.