NẾU TÔI BIẾT ĐƯỢC Ở TUỔI 20 - Trang 18

Trong tất cả những kẻ tôi từng thấy nằm bất tỉnh trên sàn xe buýt, đây là anh chàng tốt nhất.

Ấn tượng chung của tôi về anh chàng này là cậu ta chẳng tốt bằng những gì tôi đã nói. Hãy thả tôi ra

khỏi tù để tôi có thể đến Chicago thay cho cậu ấy.

Buford T. Morton, Inmate #335342

Walla Walla Federal Penitentiary

Walla Walla, Washington

Khi John đến phỏng vấn, mọi người trong văn phòng đều lẻn ra khỏi phòng mình để được xem là

người đã nộp một cái hồ sơ xin học điên điên. Anh ấy rất lịch sự và điềm đạm trong suốt cuộc phỏng vấn,
và đã được nhận vào học.

Quan niệm không có ý tưởng nào là dở là một dấu hiệu tốt cho việc động não suy nghĩ. Trong quá

trình động não, việc nói rõ quan niệm này là rất quan trọng. Bạn cần phải thoát ra khỏi suy nghĩ thông
thường rằng các ý tưởng có tính khả thi mới là có giá trị. Khi khuyến khích mọi người có những ý tưởng lạ
kỳ, bạn phổ biến khuynh hướng chuẩn bị kỹ các ý tưởng của mình trước khi chia sẻ chúng. Đôi khi các ý
tưởng có vẻ điên rồ nhất và dường như không có tính khả thi mới được đưa ra rốt cuộc lại trở nên thú vị
nhất. Ban đầu chúng có thể không thực hiện được, nhưng với sự chỉnh sửa đoi chút chúng có thể trở thành
những giải pháp tuyệt hảo có tính khả thi trên thực tế.

Cần phải có nhiều kỹ năng và sự rèn luyện để quá trình động não trở nên có hiệu quả. Quan trọng nhất

là phải đặt ra những nguyên tắc nền tảng ngay từ đầu và luôn củng cố chúng. Tom Kelly, tổng giám đốc
hãng thiết kế IDEO và là anh của David Kelly, đã viết cuốn sách The Art of Innovation (Tạm dịch: Nghệ
thuật sáng tạo) trong đó có mô tả các nguyên tắc động não ở công ty mình. Một trong những nguyên tắc
quan trọng nhất là phát triển và mở rộng trên cơ sở những ý tưởng của người khác. Với cách tiếp cận này,
ở cuối một buổi động não có hiệu quả, sẽ có rất nhiều người cảm thấy họ đã tạo ra hoặc đóng góp cho
những ý tưởng hay nhất tổng hợp được từ buổi làm việc. Và bởi vì tất cả mọi người đều có cơ hội tham gia
và chứng kiến sự hình thành và phát triển của các ý tưởng, họ sẽ dễ dàng cùng thống nhất ủng hộ cho các ý
tưởng khi tiến đến quá trình thực hiện.

Nếu bạn đã từng tham gia vào các buổi họp động não, chắc hẳn bạn cũng biết không phải lúc nào

chúng cũng diễn ra như vậy. Thật khó để tránh khỏi khuynh hướng tự nhiên của mỗi người muốn nắm giữ
riêng cho mình quyền sở hữu của các ý tưởng mình đưa ra,và cũng rất khó để kêu gọi những người tham
gia phát triển ý trên cơ sở những đề xuất của người khác. Tác giả của cuốn Improv Wisdom (Tạm dịch: Cải
thiện trí khôn), Patricia Ryan Madson, đã tạo ra một bài tập khởi động tuyệt vời mang đến cho cuộc sống
hai quan điểm này: không có ý tưởng nào là dở và hãy xây dựng từ ý tưởng của những người khác. Bạn
hãy chia một nhóm thành các cặp đôi. Mội người cố gắng lập kế hoạch cho một bữa tiệc và đề xuất với
người kia. Người kia không đồng tình với bất kỳ ý tưởng nào và phải nói ra một lý do tại sao ý tưởng đó sẽ
không thực hiện được. Ví dụ, người đầu tiên có thể nói: “Chúng ta hãy lập kế hoạch cho một bữa tiệc vào
tối thứ Bảy nhé.” Và người thứ hai sẽ nói: “Không được đâu, tôi phải gội đầu rồi.” Cuộc trò chuyện cứ tiếp
diễn như thế trong vòng vài phút, đến lúc người thứ nhất càng ngày càng bực mình thì cô ấy hay anh ấy sẽ
cố gắng nghĩ ra bất cứ ý tưởng nào có thể làm người thứ hai đồng ý. Sau đó đến lượt người thứ hai đổi vai
và trở thành người lập kế hoạch cho buổi tiệc. Người thứ nhất bây giờ phải chấp thuận mọi ý kiến và phải
xây dựng dựa vào các ý tưởng đó. Ví dụ: “Chúng ta hãy lập kế hoạch cho một bữa tiệc vào tối thứ Bảy
nhé.” Câu trả lời có thể là: “Ừ, tôi sẽ mang bánh đến nhé.” Cuộc trò chuyện tiếp diễn và các ý tưởng có thể
đi xa hơn. Chẳng hạn buổi tiệc có khả năng sẽ diễn ra dưới nước hoặc trên một hành tinh khác, và có thể
gồm nhiều loại món ăn và các thú tiêu khiển lạ lùng. Nguồn sinh lực trong phòng tăng lên, bầu không khí
tràn đầy nhiệt huyết, và một số lượng khổng lồ các ý tưởng được tạo ra.

Đây là nguồn sinh lực nên hiện diện trong suốt một buổi động não có hiệu quả. Đương nhiên là ở một

thời điểm nào đó bạn cần phải quyết định được cái gì là khả thi, nhưng điều đó không nên xảy ra trong giai
đoạn “hình thành ý tưởng”. Động não là bứt phá khỏi những cách tiếp cận thông thường trong việc giải
quyết một vấn đề. Bạn nên tự do lật ngược các ý tưởng, đưa chúng từ trong ra ngoài, và hành động bừa bãi
khác thường. Ở giai đoạn cuối của buổi động não bạn sẽ thấy ngạc nhiên bởi hàng loạt các ý tưởng được
hình thành. Và trong hầu hết các trường hợp, ít nhất một vài trong số chúng sẽ là hạt giống cho những cơ
hội to lớn đang chín muồi cho những khám phá xa hơn.

Một điều rất quan trọng cần ghi nhớ là sự hình thành ý tưởng bao gồm sự khám phá bối cảnh của các

khả năng. Chẳng tốn kém chút nào khi tạo ra những ý tưởng lạ lùng, và không cần phải bó buộc mình vào
bất cứ ý tưởng nào trong số chúng. Mục tiêu là nhằm phá vỡ các luật lệ bằng cách hình dung ra một thế
giới nơi các quy luật của tự nhiên rất khác và những giới hạn đều bị triệt tiêu. Khi hoàn tất giai đoạn này
thì đã đến lúc chuyển sang giai đoạn “khai thác”. Ở đây bạn sẽ lựa chọn một số ý tưởng để khám phá sâu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.