NẾU TÔI BIẾT ĐƯỢC Ở TUỔI 20 - Trang 20

phá khỏi những quy tắc gây cản trở từ bên trong một công ty lớn. Một cựu sinh viên của tôi, Tricia Lee, đã
kể với tôi về sự ra đời của Zune ở Microsoft. Được thiết kế để cạnh tranh với iPod của hãng Apple nên sản
phẩm này được thực hiện theo một kế hoạch phát triển nghiêm ngặt. Đến khoảng nửa thời gian thực hiện
dự án, một điều hiện ra rõ ràng là họ sẽ không thực hiện được mục tiêu to tát của mình. Phần mềm này còn
chưa hoàn thành được một nửa, và ở thời điểm đó nó sẽ tốn nhiều thời gian hơn dự tính để hoàn thành.
Nhằm giải quyết vấn đề này, một trong những nhóm nhỏ của dự án tách mình ra khỏi đội dự án và làm việc
cật lực. Họ hoàn tất một mảng quan trọng của mã phần mềm, làm cho dự án quay lại hướng đi đúng, khích
lệ tinh thần làm việc của mọi người, và giúp sản phẩm hoàn thành đúng tiến độ.

Các công ty như Microsoft sắp xếp các tiến trình làm việc leo thang, có nghĩa là họ phải làm việc trong

các nhóm lớn xuyên suốt cả tổ chức khổng lồ này. Nhưng đôi khi các tiến trình leo thang này không hẳn là
luôn có hiệu quả. Khi có một cuộc thực tập chữa cháy và vấn đề phải được giải quyết nhanh chóng, như
với Tricia và đội dự án Zune ở Microsoft, thì các công ty phải bứt phá khỏi bộ máy hành chính thông
thường. Trên thực tế, rất nhiều công ty quyết định thành lập các dự án nghiên cứu và phát triển chỉ để làm
điều này: họ kéo một nhóm ra khỏi công việc thường ngày, cho phép họ phá vỡ các quy tắc, và giải phóng
họ ra khỏi lối suy nghĩ thông thường để họ có thể nghĩ và làm việc khác đi.

Các quy tắc thường được tạo ra để bị phá vỡ. Ý tưởng này được thể hiện trong câu nói chúng ta

thường sử dụng: “Đừng yêu cầu sự cho phép, nhưng hãy van nài sự tha thứ.” Đa số các quy tắc được đặt ra
như mẫu số chung thấp nhất để chắc chắn rằng những ai không có một gợi ý nào về những gì cần phải làm
vẫn luôn giữ mình trong các ranh giới. Nếu bạn hỏi ai đó cách làm một bộ phim, thành lập một công ty, đi
học cao học, hay muốn vào làm ở văn phòng chính trị thì bạn sẽ thường có được một công thức dài, trong
đó có việc tăng cường tìm kiếm càng nhiều sự hỗ trợ càng tốt từ những người đã làm việc trong các lĩnh
vực này.

Số đông mọi người chọn cách làm theo các quy tắc này... còn những người khác thì không. Điều quan

trọng cần nhớ là vẫn thường có những cách sáng tạo để đi vòng qua các quy tắc, nhảy qua các rào chắn
truyền thống, và đạt đến mục tiêu của mình bằng một con đường khác. Khi đa số mọi người đợi trong một
hàng dài bất tận các phương tiện giao thông trên đường chính đi tới quốc lộ, thì có những người mạo hiểm
hơn cố gắng tìm một con đường khác để đến đích của họ nhanh hơn. Đương nhiên một số quy tắc được tạo
ra để bảo vệ sự an toàn của chúng ta, để giữ gìn trật tự, và để tạo ra một quy trình phục vụ cho phần lớn
mọi người. Nhưng việc đặt nghi vấn về các quy tắc trên suốt con đường chúng ta đi cũng có giá trị của nó.
Đôi khi các con đường vòng qua những quy tắc có thể đưa bạn đến mục tiêu của mình ngay cả khi các con
đường truyền thống dường như bị tắc nghẽn.

Linda Rottenberg, người sáng lập tổ chức Endeavor, đã kể với tôi về một cuộc trò chuyện của hai sinh

viên học làm phi công về những gì họ đã học được từ các giáo viên của mình. Phi công thứ nhất nói: “Tôi
học được một ngàn quy tắc lái máy bay.” Còn phi công thứ hai nói: “Tôi chỉ học được ba quy tắc.” Phi
công thứ nhất có vẻ hài lòng vì nghĩ rằng mình được học nhiều thứ và có nhiều lựa chọn hơn bạn. Nhưng
người bạn nói: “Thầy tôi chỉ nói với tôi về ba điều tôi không bao giờ nên làm, còn những điều còn lại thì
tùy ở tôi thôi.” Câu chuyện này nhấn mạnh ý tưởng rằng tốt hơn chỉ nên biết một số ít thứ thật sự trái với
các quy tắc hơn là tập trung vào quá nhiều thứ bạn nghĩ mình nên làm. Đây cũng là lời nhắc nhở về sự
khác nhau giữa các quy tắc và những gợi ý. Một khi bạn bớt dần những gợi ý ra khỏi tư tưởng của mình,
thường bạn sẽ thấy có ít quy tắc hơn bạn nghĩ. Đây là cách Linda lãnh đạo Endeavor: mỗi doanh nghiệp
được cho biết về ba điều họ không được làm – phần còn lại thì tùy ở họ.

Một cách khác để phá vỡ các quy tắc là bứt phá khỏi những điều bạn thường mong đợi ở chính mình

và những gì người khác mong đợi ở bạn. Armen Berjikly, một chuyên gia máy tính, luôn mong rằng sự
nghiệp của đời mình là làm việc cho một công ty công nghệ cao. Ông học cử nhân công nghệ thông tin và
học cao học ngành khoa học quản lý. Sau khi ra trường, ông làm giám đốc sản xuất tại công ty Echelon.
Mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp với ông, ông được nể trọng trong công ty, và con đường của ông đã hiện ra rõ
ràng. Tuy nhiên, một người bạn thân của ông mắc phải bệnh da xơ cứng. Quá xúc động với căn bệnh của
bạn, ông muốn làm tất cả những gì mình có thể để giúp cô ấy. Trong thời gian rảnh sau khi đi làm về và
vào những ngày cuối tuần, ông đã xây dựng một trang web có tên “This Is MS” (Đây là bệnh da xơ cứng –
multiple sclerosis). Trang web này cung cấp các thông tin hữu ích về bệnh đa xơ cứng và cách chữa trị,
đồng thời tạo ra một diễn đàn để những người mắc bệnh này chia sẻ kinh nghiệm của họ. Trang web này
nhanh chóng có sức thu hút mãnh liệt vì những người tham quan trang web đều khao khát kể câu chuyện
của mình. Armen nhận ra ông đã đánh trúng tâm lý của nhiều người. Ông quyết định xây dựng một trang
web lớn hơn nữa cho phép bất cứ ai cũng chia sẻ được kinh nghiệm của mình một cách ẩn danh.

Trang web mới này có tên là The Experience Project (Dự án Trải nghiệm), nhanh chóng thu hút được

nhiều người khao khát chia sẻ các trải nghiệm của mình với căn bệnh này. Và cũng từ đó Armen phải có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.