NẾU TÔI BIẾT ĐƯỢC Ở TUỔI 20 - Trang 46

trường tôi đã có thể bước ra khỏi các lớp học mang tính ép buộc không gây hứng thú cho tôi, và bắt đầu
bước vào những lớp học có vẻ thú vị hơn.

Thật ra mọi thứ chẳng phải màu hồng. Tôi không có phòng kí túc xá, vì vậy tôi ngủ ở sàn nhà trong

phòng bạn bè; tôi đem trả những vỏ chai Coca lấy 5 cent tiền đặt cọc để mua thức ăn, và đi bộ bảy dặm
xuyên qua thành phố mỗi đêm Chủ nhật để có được một bữa ăn ngon mỗi tuần ở đền Hare Krishna. Tôi
thích những điều này. Và về sau, hóa ra phần lớn những gì tôi bị trượt ngã vào bởi dám làm theo sự tò mò
và trực giác lại trở thành tài sản vô giá. Để tôi kể bạn nghe một ví dụ:

Trường đại học Reed tại thời điểm đó có lẽ là nơi dạy thư pháp tốt nhất trong nước. Trong toàn bộ

khuôn viên trường, mỗi tấm áp phích hay mỗi nhãn ghi trên ngăn kéo đều được viết tay bằng chữ thư pháp
rất đẹp. Tôi đã bỏ học và đâu cần phải học những lớp bình thường, do đó tôi quyết định chọn lớp học về
thư pháp để tìm hiểu cách làm những điều này. Tôi đã học về chân chữ và kiểu chữ serif, về sự thay đổi
khoảng cách giữa các mẫu chữ khác nhau, và về những gì làm cho hình thức của bản in trở nên tuyệt vời.
Đây là môn học vừa đẹp, vừa mang tính lịch sử, và tinh tế một cách đầy nghệ thuật đến nỗi khoa học cũng
không thể nắm bắt được, và tôi thấy nó thật sự hấp dẫn.

Tuy nhiên chẳng thứ nào trong số đó cho thấy dù chỉ một niềm hy vọng mỏng manh có thể ứng dụng

vào thực tế cuộc sống của tôi. Nhưng mười năm sau, khi chúng tôi đang thiết kế chiếc máy tính Macintosh
đầu tiên, tất cả đã trở lại với tôi. Chúng tôi đã thiết kế để đưa tất cả chúng vào chiếc Mac. Nó là chiếc máy
tính đầu tiên có kiểu chữ rất đẹp. Nếu tôi không học lớp đó thì Mac sẽ không bao giờ có nhiều kiểu chữ
hay phông chữ cân xứng nhau đến vậy. Và vì Windows chỉ sao chép từ Mac, cho nên cũng chẳng máy tính
cá nhân nào có được chúng. Nếu tôi không bỏ học, tôi sẽ không bao giờ bước vào lớp thư pháp này, và
máy tính cá nhân có thể sẽ không sở hữu được những mẫu chữ tuyệt vời mà chúng ta đang có. Tất cả khi
còn ở đại học, tôi không thể kết nối với những điểm thuộc về tương lai phía trước. Nhưng nếu nhìn lại sau
mười năm thì nó thực sự trở nên rất rõ ràng.

Câu chuyện này nhấn mạnh rằng bạn không bao giờ biết được khi nào trải nghiệm của bạn sẽ chứng

minh được giá trị. Steve Jobs đã năng động và hiếu kỳ về thế giới xung quanh, thu thập những kinh nghiệm
đa dạng bất kể những lợi ích ngắn hạn của chúng, và đã có thể vận dụng kiến thức của mình trong các
trường hợp khó đoán trước được. Đây là một lời nhắc nhở sâu sắc rằng bạn càng có nhiều kinh nghiệm và
nền tảng kiến thức của bạn càng rộng thì bạn càng có nhiều nguồn lực để vận dụng trong cuộc sống.

Trong khóa học về sự sáng tạo, tôi tập trung rất nhiều vào giá trị của việc kết hợp các ý tưởng theo

những cách khác thường. Bạn thực hành kỹ năng này càng nhiều thì nó càng trở nên tự nhiên hơn. Ví dụ
việc sử dụng phép so sánh hoặc ẩn dụ để mô tả những khái niệm mà nhìn bên ngoài có vẻ hoàn toàn không
liên quan gì hết, nhằm cung cấp những công cụ để đưa ra các giải pháp cho những vấn đề quen thuộc.
Chúng tôi làm một bài tập đơn giản để minh họa điểm này. Các đội được yêu cầu tìm ra càng nhiều câu trả
lời càng tốt cho câu sau đây:

Ý tưởng giống như ____________________

Bởi vì ___________________

Do đó ____________________

Dưới đây là danh sách một số trong hàng trăm câu trả lời sáng tạo tôi đã xem được. Trong mỗi trường

hợp phép so sánh mở ra một cách nhìn mới về ý tưởng:
• Ý tưởng giống như trẻ sơ sinh vì tất cả mọi người đều nghĩ rằng con của mình thật dễ thương, do đó

cần khách quan khi đánh giá các ý tưởng của riêng bạn.

• Ý tưởng giống như đôi giày vì bạn cần phải thích nghi với chúng, do đó hãy dành thời gian để đánh

giá các ý tưởng mới.

• Ý tưởng giống như những chiếc gương vì chúng phản ánh môi trường cục bộ, do đó hãy xem xét

việc thay đổi bối cảnh để thu thập được nhiều ý tưởng đa dạng hơn.

• Ý tưởng giống như sự nấc cục bởi vì một khi đã bắt đầu thì chúng sẽ không dừng lại, do đó hãy tận

dụng lợi thế của luồng ý tưởng.

• Ý tưởng giống như các bong bóng bởi vì chúng rất dễ vỡ, do đó hãy dịu dàng với chúng.
• Ý tưởng giống như xe hơi vì chúng đưa bạn đến nhiều nơi, do đó hãy cứ đi theo chuyến xe.
• Ý tưởng giống như socola bởi vì tất cả mọi người đều thích chúng, do đó hãy phục vụ mọi người

món socola thường xuyên.

• Ý tưởng giống như bệnh sởi vì chúng truyền nhiễm, do đó hãy đi chơi với những người có nhiều ý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.