NẾU TÔI BIẾT ĐƯỢC Ở TUỔI 20 - Trang 47

tưởng nếu bạn cũng muốn có được ý tưởng của mình.

• Ý tưởng giống như bánh quế vì chúng ngon nhất khi còn mới, do đó hãy khiến cho những ý tưởng

mới liên tục đến với bạn.

• Ý tưởng giống như mạng nhện vì chúng mạnh mẽ hơn so với bề ngoài, do đó đừng đánh giá thấp

chúng.

Bài tập này khuyến khích bạn mở rộng trí tưởng tượng của mình bằng cách khai thác nguồn cảm hứng

từ thế giới xung quanh bạn. Một số người tạo được các kết nối này một cách tự nhiên và tìm những cách
khác thường để chắt ra các giá trị từ chúng. Những người như Steve Jobs luôn tìm kiếm những cách lý thú
để kết nối các ý tưởng với nhau và sau đó thực hiện các nỗ lực để mang những ý tưởng của mình vào cuộc
sống.

Một ví dụ tuyệt vời là Perry Klebahn. Anh bị vỡ mắt cá chân vào năm 1991. Chấn thương này khiến

Perry đặc biệt thất vọng vì anh yêu thích trượt tuyết đến mức không bao giờ muốn bỏ lỡ một mùa trượt
tuyết nào. Tuy nhiên, anh đã tìm ra một cách để biến sự xui xẻo của mình thành điều may mắn. Trong khi
đang phục hồi thương tích, anh phát hiện ra một đôi giày đi tuyết cũ bằng gỗ và thử lấy chúng ra đi dạo
chơi, với hy vọng đó sẽ là một sự thay thế cho trượt tuyết. Có điều chúng chẳng tiện lợi chút nào và tiếp
tục khiến anh thất vọng. Nhưng thay vì ném chúng trở lại vào tủ quần áo và chờ đợi cho mắt cá chân của
mình lành lại, Perry đã quyết định thiết kế một loại giày đi tuyết mới. Lúc đó, anh đang là một sinh viên
thiết kế sản phẩm, và đã nhận ra rằng mình có thể sử dụng các kỹ năng mới này để giải quyết vấn đề của
riêng mình. Trong suốt mười tuần, anh thiết kế và làm ra tám phiên bản giày đi tuyết khác nhau. Vào các
ngày đầu tuần anh tạo mô hình, còn vào các ngày cuối tuần anh leo lên các ngọn núi để thử chúng. Đến
cuối tuần thứ mười thì anh nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho các phiên bản mới của mình.

Sau khi thiết kế được hoàn thiện, Perry tự tay làm một số giày đi tuyết và đem ra bán cho các cửa hàng

dụng cụ thể thao. Những người qua lại nhìn chúng và hỏi: “Đây là gì vậy?” Chúng không giống bất cứ thứ
gì họ đã thấy trước đây và lúc đó không có thị trường nào cho giày đi tuyết. Nhưng Perry rất kiên trì, bởi
anh tin rằng phải có rất nhiều người không thể trượt tuyết được vì một lý do nào đó nhưng vẫn muốn có
một cách để tận hưởng thời gian trên các ngọn núi vào mùa đông. Cuối cùng, anh quyết định tự xây dựng
thị trường.

Perry tự mình dẫn các nhân viên bán đồ thể thao đến các ngọn núi phủ tuyết mỗi cuối tuần để cho họ

thử nghiệm phát minh của mình. Anh nói với họ rằng họ không cần phải quảng bá giày đi tuyết, anh chỉ
muốn họ có được một trải nghiệm về môn thể thao mới này. Các nhân viên bán hàng sau khi thử đã rất
thích và truyền đạt thông tin này cho người mua tại các cửa hàng của họ. Kết quả là các cửa hàng dụng cụ
thể thao bắt đầu mua rất nhiều sản phẩm mới của Perry.

Tuy nhiên thách thức không dừng lại ở đó. Sau khi khách hàng mua những đôi giày đi tuyết mới của

Perry, họ không biết sử dụng chúng ở đâu. Vì vậy, Perry đã phải thuyết phục các khu du lịch trượt tuyết
trên toàn nước Mỹ thúc đẩy môn thể thao đi tuyết (snowshoeing). Anh khuyến khích họ tạo ra các đường
đi đặc biệt cho môn này, làm các bản đồ cho khách hàng, cung cấp vé ưu đãi, và giám sát các con đường để
chúng luôn an toàn. Một khi những điều này hoàn thành thì xem như những mảnh ghép đã được xếp vào
đúng chỗ cho thị trường giày đi tuyết bùng phát, và nó đã phát triển từ con số 0 để đạt được 50 triệu đôla.
Công ty của Perry, Atlas Snowshoe, sau đó đã được bán cho K2, và giày đi tuyết cùng những con đường
dành riêng cho môn thể thao nào hiện nay đã phổ biến rộng rãi.

Perry đã biến một loạt những đổ vỡ - cả về nghĩa đen và nghĩa bóng – thành một tia chiến thắng bằng

cách nhìn thấy các cơ hội. Anh biết kết nối giữa mắt cá chân bị vỡ của mình với mong muốn được dành
nhiều thời gian ngoài trời tuyết, với những kỹ năng mới về việc thiết kế sản phẩm, và với sự quan sát sắc
sảo rằng những người khác sẽ hưởng lợi từ một loại giày đi tuyết tốt hơn. Cuối cùng anh đã làm được mọi
thứ rất tốt, nhưng đó là điều chỉ xảy ra sau khi anh đầu tư lớn về thời gian, năng lượng, và sự kiên trì.
Nhiều người chắc hẳn sẽ bỏ cuộc trên đường đi, chùn bước hoặc thậm chí dừng bước trước mỗi trở ngại
mới. Nhưng Perry đã nhìn thấy cơ hội trong mỗi thách thức; và khi mỗi trở ngại được khắc phục, khi tất cả
các mảnh ghép đã được đặt vào đúng chỗ, cơ hội để anh nhìn thấy một kết quả tích cực cuối cùng đã tăng
lên. Điều này chỉ xảy ra bởi vì Perry đã sử dụng mọi kỹ năng mà Richard Wiseman từng liệt kê. Anh là
người quan sát tốt, đi nhiều, thích phiêu lưu, lạc quan, và làm việc rất chăm chỉ. Mỗi đặc điểm này đều rất
quan trọng trong việc đóng góp vào sự thành công của anh.

Nếu trường hợp của Perry là làm việc cực kỳ chăm chỉ để vượt qua các trở ngại nhằm tạo ra may mắn

của riêng mình, cũng có rất nhiều ví dụ về những người khác tạo ra may mắn nhờ không ngại ngần tìm
kiếm các cơ hội thú vị. Một ví dụ hấp dẫn là câu chuyện của Dana Calderwood. Dana yêu nhà hát và đã
dành nhiều giờ tham gia vào các vở kịch của trường từ khi anh còn ở trường phổ thông. Chúng tôi là bạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.