NẾU TÔI BIẾT ĐƯỢC Ở TUỔI 20 - Trang 5

thay vì phải trả một giá nhất định cho dịch vụ. Từ đó doanh thu của nhóm không ngừng tăng lên. Họ nhận
được nhiều tiền hơn khi các khách hàng có cảm giác biết ơn và đền đáp cho một dịch vụ miễn phí chứ
không nghĩ mình bị buộc phải trả tiền cho dịch vụ đó. Đối với nhóm sinh viên này, cũng như với nhóm
cung cấp chỗ đặt trước ở nhà hàng, việc thử nghiệm các ý tưởng có được từ những gì họ quan sát thấy
trong suốt quá trình thực hiện dự án đã đem lại kết quả tốt đẹp. Tiến trình thực hiện kế hoạch linh hoạt
cùng những thay đổi liên tục dựa trên thông tin phản hồi từ phía khách hàng đã cho phép các nhóm sinh
viên này tối ưu hóa chiến lược của mình một cách nhanh chóng.

Mỗi dự án đó đã mang lại vài trăm đôla cho các nhóm thực hiện cũng như gây ấn tượng rất mạnh mẽ

cho các bạn bè cùng lớp của họ. Tuy nhiên, tạo ra lợi nhuận cao nhất (650 đôla) là một nhóm xem xét
nguồn lực có sẵn của mình dưới các góc độ hoàn toàn khác. Các sinh viên này xác định rằng tài sản có giá
trị nhất của họ không phải là 5 đôla hay hai giờ đồng hồ. Thay vào đó, họ cho rằng nguồn tài nguyên quý
giá nhất của mình là bài thuyết trình dài ba phút vào ngày thứ Hai. Họ quyết định bán nó cho một công ty
muốn tuyển dụng các sinh viên trong lớp. Nhóm này thực hiện một đoạn quảng cáo dài ba phút cho công ty
đó, và vào buổi thuyết trình họ chiếu cho các sinh viên cùng lớp xem. Ý tưorng này thật xuất sắc. Họ đã
nhận ra mình có một tài sản vô cùng quý giá chờ đợi được khai phá, khi mà những người khác chưa bao
giờ để ý đến.

Mười một nhóm còn lại cũng tìm ra những cách thông minh để kiếm tiền. Trong số đó có những việc

như mở quầy chụp ảnh ở Dạ hội Vienne hàng năm, bán những bản đồ có đánh dấu địa điểm các nhà hàng
địa phương trong Ngày cuối tuần dành cho các bậc Cha Mẹ, và bán áo thun thiết kế theo ý khách hàng cho
các sinh viên trong lớp. Một nhóm đã mất tiền khi họ mua dù để bán ở San Francisco trong một ngày mưa,
nhưng tiếc thay trời lại tạnh mưa ngay sau khi họ vừa khởi động chiến lược của mình. Và, tất nhiên, một
nhóm đã thực hiện kế hoạch rửa xe hơi và một nhóm khác thì mở một quầy nước giải khát, nhưng doanh
thu của họ thì lại thấp hơn nhiều so với mức trung bình.

Tôi xem “Thử thách 5 đôla” là một thành công trong việc dạy cho sinh viên về tư duy khởi nghiệp

kinh doanh. Tuy vậy, tôi vẫn có cảm giác không thoải mái lắm. Tôi không muốn truyền đạt về giá trị với
chỉ ý nghĩa là những gì người ta đạt được về mặt tài chính. Vì thế, tôi đã thay đổi một chút khi giao bài tập
này cho sinh viên lần nữa. Thay cho 5 đôla, tôi đưa cho mỗi nhóm một phong bì có mười cái kẹp giấy.
Trong vòng vài ngày tới các nhóm có bốn giờ để tạo ra càng nhiều “giá trị” càng tốt bằng việc sử dụng
những cái kẹp giấy. Ở đây giá trị sẽ được đong đếm theo bất cứ cách nào họ muốn. Tôi lấy nguồn cảm
hứng cho bài tập này từ câu chuyện của Kyle MacDonald, người bắt đầu từ một chiếc kẹp giấy màu đỏ và

buôn bán trao đổi cho đến khi ông có được một căn nhà

[1]

. Ông dã xây dựng một nhật ký trên mạng (blog)

để ghi lại tiến độ dự án cũng như để thúc đẩy việc kinh doanh của mình. Và theo từng bước một ông đã
thực hiện được mục tiêu của mình sau một năm. Ông bán chiếc kẹp giấy màu đỏ để đổi lấy một cây bút
hình con cá. Sau đó ông bán cây bút để lấy một cái tay nắm cửa, rồi bán chiếc tay nắm cửa để lấy một cái
lò Coleman, và cứ tiếp tục như thế. Trị giá của các vật dụng đó tăng dần lên một cách chậm rãi nhưng chắc
chắn sau một năm, và ông đã có được căn nhà mơ ước của mình. Thấy được những gì Kyle đã làm chỉ với
một chiếc kẹp giấy, tôi cảm thấy khá rộng lượng khi cho các học trò của mình đến mười chiếc kẹp giấy.
Bài tập bắt đầu tiến hành vào một buổi sáng thứ Năm và đến thứ Ba tuần kế tiếp là đến hạn cho các nhóm
thuyết trình dự án của mình.

Tuy nhiên, đến ngày thứ Bảy, tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng rằng có lẽ lần này mình đã đi hơi xa. Tôi lo

bài tập này có thể bị phá sản và đã chuẩn bị rút ra kinh nghiệm từ một thất bại. Nhưng những mối lo này đã
không thể nào lớn hơn mục tiêu tôi muốn các sinh viên đạt được. Bảy nhóm thực hiện dự án đều chọn
những cách khác nhau để đo lường “giá trị”. Một nhóm quyết định chọn kẹp giấy là một đồng tiền mới và
đi tìm kiếm để thu lượm càng nhiều kẹp giấy càng tốt. Một nhóm khác tìm hiểu được kỷ lục về sợi dây kẹp
giấy dài nhất thế giới là 22 dặm, và họ lập kế hoạch để phá vỡ kỷ lục đó. Họ tập hợp bạn bè và các bạn
cùng phòng, tìm mua kẹp giấy ở khắp nơi, và sau đó họ trưng bày trong lớp một núi kẹp giấy nối vào với
nhau. Chắc hẳn là các sinh viên trong ký túc xá rất hào hứng với thử thách này, nên họ đã đồng lòng cùng
nhau thực hiện kế hoạch phá vỡ kỷ lục thế giới đó ngay cả khi bài tập đã kết thúc. (Tôi khá chắc chắn rằng
họ đã không phá vỡ được kỷ lục, nhưng đó cũng là một cách đánh giá tốt về nguồn sinh khí lớn nhóm sinh
viên đó đã tạo ra.)

Gây hào hứng và thú vị nhất là một nhóm mang đến cho lớp một đoạn phim ngắn với bài hát Những

chàng trai tồi tệ làm rộn ràng cả khán phòng. Đoạn phim quay cảnh bọn họ sử dụng các cây kẹp giấy để
phá ổ khóa và đột nhập vào các phòng ký túc xá để trộm tổng cộng hàng chục ngàn đôla gồm vật dụng như
kính râm, điện thoại di động và máy vi tính. Chỉ ngay trước khi tôi muốn ngất xỉu, nhóm sinh viên mới cho
cả lớp biết rằng họ chỉ đùa thôi, và họ chiếu một đoạn phim khác về những gì họ đã thực sự làm. Họ bán
những chiếc kẹp giấy để lấy tấm bảng dán áp phích quảng cáo. Sau đó họ dựng một sạp nhỏ ở một trung

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.