NẾU TÔI BIẾT ĐƯỢC Ở TUỔI 20 - Trang 7

STVP tập trung vào việc dạy, nghiên cứu học thuật, và hướng tới các sinh viên, các khoa khác nhau ở

trường đại học, và những nhà doanh nghiệp trên toàn thế giới. Chúng tôi cố gắng tạo ra những con người
“hình chữ T” (“T-shaped”), là những người có kiến thức chuyên môn sâu trong ít nhất một lĩnh vực (vạch
dọc của chữ T) và có kiến thức rộng về sự sáng tạo và kinh doanh (vạch ngang của chữ T). Với những đặc
điểm đó, họ có thể làm việc hiệu quả với các chuyên gia ở các lĩnh vực khác để mang các ý tưởng của

mình vào cuộc sống thực tế

[6]

. Bất kể vai trò của bạn là gì, có một tư duy kinh doanh là chìa khóa để giải

quyết vấn đề, từ những khó khăn nhỏ mà mỗi chúng ta ai cũng gặp phải trong cuộc sống đến những cuộc
khủng hoảng lớn trên thế giới mà để giải quyết chúng đòi hỏi sự quan tâm và nỗ lực của toàn cầu. Trên
thực tế, việc kinh doanh trau dồi cho chúng ta rất nhiều kỹ năng sống quan trọng, từ khả năng lãnh đạo và
xây dựng nhóm đến các kỹ năng thương lượng, sáng tạo, và ra quyết định.

Tôi cũng làm việc ở Học viện Thiết kế Hasso Plattner ở đại học Stanford, thường được gọi với tên thân

mật là “d.school” (trường thiết kế)

[7]

. Chương trình đa lĩnh vực này đã kêu gọi sự hợp tác của các nhà giáo

dục trên cả trường đại học bao gồm trường Kỹ thuật, Y dược, Kinh doanh, và Giáo dục. Học viện được
định hình và thành lập bởi giáo sư cơ khí David Kelley của trường Stanford, cũng là người sáng lập ra
công ty thiết kế IDEO, nổi tiếng với việc tạo ra các sản phẩm có tính sáng tạo đột phá. Tất cả các hóa học ở
d.school đều được phụ trách bởi ít nhất hai giáo sư thuộc các lĩnh vực khác nhau, và bao gồm những mảng
đề tài vô tận. Nằm trong đội ngũ giảng dạy ở d.school, tôi đã trải nghiệm sự hứng thú của việc hợp tác căn
cơ, động não hiệu quả, và làm ra các khuôn mẫu đầu tiên nhanh chóng khi chúng tôi trao cho các sinh viên
và chính mình những vấn đề lớn và rắc rối mà không chỉ có một câu trả lời đúng.

Quyển sách này đặt nền tảng trên những câu chuyện xuất phát từ các lớp học ở trường Stanford cũng

như từ những kinh nghiệm trước đây của tôi trong vai trò là một nhà khoa học, doanh nhân, người tư vấn
quản lý, nhà giáo dục, và người viết sách. Những câu chuyện khác đến từ những người đã từng làm việc
trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có chủ doanh nghiệp, nhà phát minh, nghệ sĩ và những người
nghiên cứu học thuật. Thật may mắn khi tôi được quen biết và làm việc với những người đã làm được
nhiều điều xuất sắc bằng việc thách thức những quan điểm truyền thống, và họ luôn sẵn lòng chia sẻ những
câu chuyện về thành công và thất bại của mình.

Nhiều ý tưởng được trình bày ở đây thực sự khác biệt đến mức đối nghịch với những bài học chúng ta

được dạy trong một hệ thống giáo dục truyền thống. Thật ra những nguyên tắc được áp dụng ở trường học
thường lại khác biệt hoàn toàn với các nguyên tắc trong thế giới bên ngoài. Sự cách biệt này gây ra những
căng thẳng cực độ khi chúng ta ra trường và cố gắng tìm kiếm con đường cho riêng mình. Sẽ thật khó khăn
để lấp đầy các khoảng cách này một cách khéo léo và hiệu quả nhằm giải quyết các vấn đề thực tế trong
cuộc sống. Nhưng nếu được cung cấp những công cụ và cách tư duy đúng đắn thì chúng ta hoàn toàn có
thể làm được điều đó.

Ở trường học, chúng ta thường đánh giá các học sinh, sinh viên trên phương diện cá nhân và xếp loại

họ theo một đường cong. Nói ngắn gọn là khi ai đó chiến thắng thì sẽ có người khác thua cuộc. Điều này
không chỉ gây ra căng thẳng cho người học, mà vấn đề nằm ở chỗ nó thực ra không phải là cách hoạt động
của hầu hết các tổ chức. Bên ngoài trường học người ta thường làm việc trong một nhóm với cùng một
mục tiêu, và khi họ thắng thì tất cả mọi người cùng thắng. Trên thế giới công việc thường có những nhóm
nhỏ làm việc bên trong các nhóm lớn, và mục tiêu chung ở mọi cấp bậc trong công việc đều là mang đến
thành công cho tất cả mọi người.

Trong một lớp học điển hình, giáo viên thường xem công việc của mình là truyền đạt thông tin và bộ

não của người học. Cánh cửa vào lớp học đóng chặt và ghế ngồi được gắn với sàn nhà, đối diện với giáo
viên. Sinh viên ghi chép cẩn thận vì họ biết rằng sau đó mình sẽ phải làm các bài kiểm tra. Về nhà họ phải
đọc bài được giao trong sách giáo khoa và tự mình nghiền ngẫm các bài học. Điều này không khác gì hơn
cuộc sống sau khi ra trường, nơi bạn là giáo viên của chính mình, có trách nhiệm tìm ra những gì bạn cần
biết, nơi thu thập thông tin, và cách tiếp thu nó. Thật ra cuộc sống nói cho cùng là một kỳ thi mở. Ở đó các
cánh cửa được mở rộng và bạn có thể vận dụng tất cả những nguồn lực vô hạn mình có để giải quyết các
vấn đề còn bỏ ngỏ liên quan đến công việc, gia đình, bạn bè và thế giới nói chung. Carlos Vignolo, một
giáo sư danh tiếng ở Đại học Chile, chia sẻ với tôi rằng ông thường gợi ý cho các sinh viên nên học với
những giáo viên dở nhất trong trường vì điều này sẽ chuẩn bị tốt cho cuộc sống của họ sau này, khi họ
không có những nhà giáo dục xuất sắc để hướng dẫn con đường đi cho mình.

Thêm vào đó, ở những lớp lớn, sinh viên thường phải làm những bài thi trắc nghiệm với chỉ một câu

trả lời đúng cho mỗi câu hỏi. Và họ phải điền vào những chỗ trống thật cẩn thận với bút chì 2B để dễ dàng
cho việc chấm điểm. Bên ngoài cuộc sống thì hoàn toàn ngược lại. Ở hầu hết các tình huống, thường có vô
số câu trả lời cho một vấn đề, và nhiều trong số chúng đều đúng ở một khía cạnh nào đó. Và quan trọng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.