NẾU TÔI BIẾT ĐƯỢC Ở TUỔI 20 - Trang 6

tâm thương mại gần đó với một tấm bảng ghi: “Bán sinh viên Stanford: mua một, tặng hai.” Và họ thật sự
kinh ngạc về những đơn hàng mình nhận được. Họ khởi đầu bằng việc mang những túi xách cho khách
hàng, kế đến là thu gom những vật dụng tái chế của một cửa hàng quần áo, và cuối cùng còn thực hiện một
buổi động não bất đắc dĩ giúp giải quyết vấn đề công việc cho một người phụ nữ. Và cô ấy trả công cho họ
bằng ba chiếc màn hình máy tính mà cô ấy không cần đến.

Những năm sau đó tôi vẫn tiếp tục giao bài tập tương tự cho các nhóm học trò của mình, và thay đổi

những vật dụng ban đầu: từ kẹp giấy đến các tờ ghi chú Post-it

®

, hay các dây cao su hoặc các chai nước.

Lần nào các sinh viên cũng làm cho tôi và chính bản thân họ ngạc nhiên về những gì mình đã đạt được
trong khoảng thời gian và nguồn lực có hạn. Chẳng hạn, họ đã sử dụng một thùng nhỏ giấy ghi chú để tạo
một dự án âm nhạc cộng đồng, một chiến dịch giáo dục mọi người về bệnh tim, và một đoạn phim quảng
cáo dịch vụ công cộng có tên là Unplug-it về việc tiết kiệm năng lượng. Bài tập này cuối cùng đã biến
thành một Cuộc thi Sáng tạo (Innovation Tournament) thu hút hàng trăm đội chơi đến từ khắp nơi trên thế

giới

[2]

. Trong mỗi trường hợp, người chơi xem cuộc thi như một cách tiếp cận thế giới xung quanh ở

những góc nhìn hoàn toàn mới và tìm kiếm các cơ hội ở ngay quanh mình. Họ biết thách thức các quan
niệm truyền thống, và nhờ vậy họ đã thu được những giá trị thật sự to lớn từ khởi đầu là không gì cả. Toàn
bộ cuộc phiêu lưu với những tấm giấy ghi chú đã được dựng thành phim và làm nền tảng cho một bộ phim

tài liệu thực thụ mang tên Hãy tưởng tượng (Imagine It)

[3]

.

Những bài tập kể trên đã nhấn mạnh nhiều điều dường như trái ngược với những gì người ta thường

nghĩ. Thứ nhất là cơ hội luôn có rất nhiều trong cuộc sống. Ở bất kỳ thời điểm nào và bất cứ nơi đâu bạn
cũng có thể nhìn quanh và tìm ra các vấn đề cần được giải quyết. Có những vấn đề bình thường, như giành
được chỗ ở một nhà hàng nổi tiếng hay bơm bánh xe đạp. Còn nhiều thứ khác, như chúng ta đều biết, thì
lớn hơn nhiều và có thể liên quan đến những vấn đề toàn cầu. Là người đồng sáng lập Sun Microsystems
và cũng là một nhà cấp vốn kinh doanh mạo hiểm rất thành công, ông Vinod Khosla đã khẳng định rõ
rằng: “Nếu vấn đề càng lớn thì cơ hội cũng càng lớn. Sẽ chẳng ai trả cho bạn đồng nào cho việc giải quyết

một vấn đề chẳng đáng gì cả.

[4]

Thứ hai, dù cho vấn đề lớn hay nhỏ thế nào đi chăng nữa, thì vẫn có những cách thức sáng tạo để giải

quyết vấn đề bằng việc sử dụng những nguồn lực có sẵn của bạn. Rất nhiều đồng nghiệp của tôi định nghĩa
việc kinh doanh như thế này: một doanh nhân là người luôn tìm kiếm và xem xét những vấn đề có thể biến
thành cơ hội, đồng thời tìm ra những cách sáng tạo để vận dụng các nguồn lực có hạn của mình nhằm đạt
được mục tiêu đề ra. Hầu hết mọi người đều tiếp cận vấn đề như thê chúng không bao giờ giải quyết được,
nên họ không thấy được những giải pháp sáng tạo ngay trước mắt mình.

Thứ ba, chúng ta thường đóng khung các vấn đề một cách quá cứng nhắc. Khi nhận được một thử

thách đơn giản, như kiếm tiền trong hai giờ đồng hồ chẳng hạn, người ta hầu như đều nhanh chóng phản
ứng theo những cách thông thường. Họ không dừng lại và xem xét vấn đề ở những khía cạnh rộng hơn.
Khi thoát ra khỏi những suy nghĩ chật hẹp thông thường, bạn sự thật hấy một thế giới rộng lớn với những
cơ hội được mở ra trước mắt mình. Các sinh viên tham gia vào những dự án kể trên đã thuộc lòng bài học
này. Về sau có rất nhiều người quả quyết rằng họ sẽ không bao giờ biện minh cho việc trở nên túng thiếu
của mình, vì luôn luôn có một vấn đề ngay gần đó đang chờ được giải quyết.

Những bài tập này xuất phát từ một khóa học tôi dạy về việc lập nghiệp kinh doanh và sáng tạo ở Đại

học Stanford. Mục tiêu tổng quát của khóa học là nhằm chứng minh rằng mọi vấn đề đều có thể được xem
là những cơ hội chờ được giải quyết bằng những giải pháp sáng tạo. Đầu tiên tôi tập trung vào tính sáng
tạo của từng cá nhân, kế đến là tính sáng tạo trong tập thể, và cuối cùng là đi vào tính sáng tạo và sự đổi
mới trong những tổ chức lớn. Trước hết tôi giao cho các học trò của mình những thử thách nhỏ và càng
ngày càng khó hơn. Khi đã quen với cách hoạt động của lớp học, các sinh viên ngày càng trở nên thoải mái
với việc nhìn nhận khó khăn qua lăng kính của những giải pháp khả thi, và cuối cùng họ rèn luyện được
thái độ sẵn sàng đón nhận bất cứ điều gì có thể xảy đến với mình.

Tôi đã làm việc ở trường đại học Stanford được mười năm ở vị trí giám đốc điều hành Chương trình

kinh doanh kỹ thuật Stanford (Stanford Technology Ventures Program – STVP)

[5]

, thuộc Trường kỹ thuật.

Nhiệm vụ của chúng tôi là dạy cho các nhà khoa học và các kỹ sư về sự khởi nghiệp và cung cấp cho họ
những công cụ cần thiết để có thể tự kinh doanh trong bất cứ vai trò nào. Dù rằng số lượng các trường đại
học trên thế giới không ngừng tăng lên, chúng tôi tin rằng vẫn là chưa đủ khi các sinh viên chỉ được trang
bị kiến thức về chuyên môn và kỹ thuật. Để thành công, họ cần phải biết cách trở thành những người lãnh
đạo kinh doanh trong mọi môi trường và ở mọi giai đoạn trong cuộc đời của họ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.