Chương 2 – Rạp xiếc đảo lộn
Tại sao hầu hết chúng ta lại không xem khó khăn là các cơ hội trong cuộc sống hàng ngày? Tại sao
những nhóm tham gia các dự án được kể ở chương trước phải đợi đến các bài tập này mới có thể mở rộng
các giới hạn của trí tưởng tượng của họ? Về cơ bản, chúng ta không được dạy để nắm lấy các khó khăn.
Chúng ta được dạy rằng các khó khăn là những thứ cần phải tránh hoặc là những điều dể phàn nàn. Trong
một buổi diễn thuyết ở một hội thảo dành cho những nhà quản lý kinh doanh, tôi đã giới thiệu những đoạn
phim từ Cuộc thi Sáng tạo. Chiều hôm đó một CEO của một công ty đã tìm gặp tôi và than thở rằng anh ta
ước được quay trở lại trường vì ở đó anh ta được trao cho những vấn đề mở và được thử thách sức sáng
tạo. Tôi hết sức ngạc nhiên khi nghe về những điều này. Tôi khá chắc chắn rằng mỗi ngày anh ta đều phải
đối mặt với những thử thách bên ngoài cuộc sống, những thứ sẽ cần đến tư duy sáng tạo. Không may anh
ta đã không nhận ra dễ dàng sự liên quan giữa các ý tưởng đó với cuộc sống và công việc của mình. Anh ta
xem các bài tập của tôi là những gì chỉ có thể xảy ra trong một môi trường học thuật và được kiểm soát. Dĩ
nhiên nó không phải là không nên như thế chút nào.
Mỗi ngày chúng ta đều có thể thử thách chính mình. Đó là việc lựa chọn quan sát thế giới xung quanh
với nhiều lăng kính khác mà qua những lăng kính đó chúng ta có thể hiểu được vấn đề dưới luồng ánh sáng
mới. Càng sẵn sàng đối diện với vấn đề bao nhiêu thì chúng ta càng tự tin và thuần thục bấy nhiêu trong
việc giải quyết chúng; và hơn thế nữa, chúng ta sẽ càng dễ dàng nhìn nhận chúng như những cơ hội đến
với mình.
Thái độ có lẽ là yếu tố quyết định lớn nhất cho những gì chúng ta có thể đạt được. Những người thực
sự có tư tưởng cải cách luôn đối mặt trực tiếp với vấn đề và làm cho người ta suy nghĩ về những quan điểm
truyền thống theo một cách hoàn toàn khác. Một ví dụ tuyệt vời để minh chứng cho điều này là Jeff
Hawkins, người đã cách mạng hóa cách thức con người tổ chức cuộc sống của mình với Palm Pilot. Jeff bị
cuốn hút vào vấn đề tạo ra những máy tính cá nhân nhỏ dễ dàng sử dụng trong cộng đồng. Đây là một mục
tiêu lớn, và Jeff đã phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn kéo theo sau đó. Trên thực tế ông cũng thừa
nhận rằng trở thành một chủ doanh nghiệp nghĩa là phải thường xuyên đối mặt với những vấn đề lớn và
phải tìm những cách sáng tạo để giải quyết chúng.
Vấn đề của Jeff xuất hiện ngay từ rất sớm. Khi Palm cho ra đời sản phẩm đầu tiên của mình, chiếc
Zoomer, nó đã thất bại thảm hại. Thay vì ra đi trong thất bại, Jeff cùng những người cộng sự của mình đã
mua những chiếc Zoomer, cũng như những người đã mua chiếc máy tính đối thủ của Zoomer – chiếc
Apple Newton, để hỏi về những gì họ mong muốn ở Zoomer. Các khách hàng cho biết họ đã mong đợi sản
phẩm này có thể sắp xếp được các kế hoạch làm việc phức tạp của họ, và giúp tổng hợp các lịch làm việc
thành một bản kế hoạch chung. Đó chính là thời điểm Jeff nhận ra rằng chiếc Zoomer đã cạnh tranh với
lịch để bàn nhiều hơn là với những sản phẩm điện tử khác. Những phản hồi này trái với các quan điểm ban
đầu của Jeff và đã gây sửng sốt cho cả đội thực hiện. Và cũng chính vì thế, chúng đã cung cấp nguồn thông
tin quý giá cho việc thiết kế dòng sản phẩm thế hệ sau của họ, chiếc máy tính Palm Pilot với những thành
công rực rỡ.
Dần dần Jeff và công ty của mình đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất; đó là việc xác định cách
người sử dụng sẽ nhập liệu vào chiếc máy nhỏ thế hệ mới này như thế nào. Jeff cho rằng ngoài một bàn
phím nhỏ, việc cho phép người sử dụng dùng bút để nhập liệu là điều cực kỳ quan trọng, điểm đó các
chương trình nhận biết chữ viết tay chưa thể làm được việc này. Vì vậy Jeff và các cộng sự đã tạo ra một
ngôn ngữ viết mới có tên là Graffiti, một ngôn ngữ mà máy tính có thể nhận dạng dễ dàng hơn. Lúc đó
trong nội bộ công ty cũng có rất nhiều ý kiến phản đối mạnh mẽ việc sử dụng một ngôn ngữ mới, nhưng
Jeff tự tin rằng khách hàng của họ sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để làm những việc khác vì thời gian
ngồi trước máy tính chỉ còn rất ít. Graffiti là một cải cách triệt để, thách thức mọi quy luật, và đã giải quyết
được một vấn đề thực tế.
Jeff Hawkins là một ví dụ hoàn hảo về một người giải quyết vấn đề luôn sẵn sàng quan sát thế giới với
một cặp kính mới mẻ. Numenta, công ty mới nhất của Jeff, được xây dựng trên cơ sở những lý thuyết mới
nhất của ông về cách bộ não hoạt động. Jeff đã bỏ ra nhiều năm trời nỗ lực tự học về thần kinh nhằm hiểu
được cách chúng ta suy nghĩ, và đưa ra một lý thuyết cấp tiến có tính thuyết phục cao về quá trình xử lý
thông tin của vỏ não, điều ông đã bàn đến trong quyển On Intelligence (Trí thông minh nhân tạo – Nxb
Trẻ). Có trong tay những lý thuyết này, Jeff quyết định dùng các ý tưởng của mình làm cơ sở cho việc tạo
ra một thế hệ máy tính “thông minh hơn”, có thể xử lý thông tin như bộ não con người. Đương nhiên sẽ có