theo cách ấy ở một thế giới hết sức xa lạ và khác hẳn với những đỉnh núi ù
ù gió thổi của dãy đèo Kinhđiô
quê hương bà, bà đã tức thời trả lời tôi:
- Tôi được thuê để nằm mộng!
Thực ra, nằm mộng là nghề duy nhất của bà. Bà là người con thứ ba
trong số mười một người con của một tiểu thương giàu có vùng Canđat cổ
kính và kể từ khi tập nói bà đã có thói quen tốt đẹp kể lại các giấc mơ của
mình vào lúc ăn sáng vốn là giờ mà cảm giác của bà còn thuần phác nhất.
Năm lên bảy tuổi, bà mộng thấy một trong những người anh em trai của
mình bị thác nước cuốn đi. Theo niềm tin tôn giáo thuần phác của mình, bà
mẹ cấm cậu bé tắm ở hũm sông vốn là trò chơi cậu ta thích nhất. Nhưng
Phrau Phrida đã có một hệ thống giải hạn thích hợp của mình:
- Điều mà giấc mộng ấy có ý nghĩa không phải là chỗ nó sẽ chết đuối mà
là ở chỗ nó không nên ăn kẹo – Cô nói.
Lời giải thích đơn phương ấy tựa như một mệnh lệnh nghiệt ngã khi mà
đối với một đứa bé năm tuổi sẽ không thể sống nổi nếu không có những
chiếc kẹo ngày chủ nhật của mình. Vốn đã tin ở khả năng bói toán của cô
con gái, bà mẹ đã nghiêm khắc buộc đứa bé phải tôn trọng lời tiên đoán.
Nhưng, ngay từ cú sơ suất đầu tiên của bà, đứa bé đã nuốt chửng cả chiếc
kẹo mà nó đang ăn vụng và vì thế đã không thể cứu được.
Phrau Phrida vốn không nghĩ rằng khả năng ấy lại có thể là một nghề,
cho đến khi trong những mùa đông tội lỗi của thành phố Viên, cuộc sống
bóp lấy cổ bà. Vậy là bà đi gõ cửa xin việc làm tại ngôi nhà đầu tiên mà bà
ta thích được sống ở đấy. Khi người ta hỏi bà biết làm gì thì bà nói rõ sự
thật: “Nằm mộng”. Bà chỉ cần giải thích sơ sơ cho bà chủ nhà là đã được
nhận vào làm việc với một mức lương vừa đủ cho những chi tiêu nhỏ nhặt,
nhưng lại được sống trong một phòng tử tế với ba bữa cơm hàng ngày.