NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 162

LỜI KẾT

Trước khi có sự phân định nghiêm ngặt về địa chính trị, các cộng

đồng dân cư chung sống trên cùng khu vực địa lý thường có sự giao lưu,
chia sẻ, ảnh hưởng lẫn nhau về ngôn ngữ, phong tục v.v., một cách tự
nhiên. Với tính chất hỗn dung, việc xác định phần lõi “thuần chủng” của
bất kỳ nền văn hóa nào cũng cần nhiều thời gian và những chứng lý khoa
học liên ngành.

Văn minh Trung Quốc không tự nhiên có sẵn; dung nạp trong đó

chắc chắn có không ít thành tố văn hóa mang nguồn gốc Đông Di, Bách
Việt. Song kể từ khi bộ máy chính quyền phong kiến Trung Quốc hình
thành, đi kèm với chính sách đồng hóa “dùng Hạ biến di”, văn minh
Trung Quốc từng bước thâm nhập và gây ảnh hưởng sâu rộng tới các
vùng đất, quốc gia xung quanh nó, trong đó có Việt nam, Triều Tiên và
nhật Bản. Trong khi nhật Bản với vị trí địa lý quốc đảo, nhiều lần phái
các đoàn khiển Đường sứ chủ động học tập, du nhập văn minh Đường,
Việt nam và Triều Tiên lại có quốc thổ gắn liền với đại lục Trung Quốc,
đều từng hứng chịu những chính sách đồng hóa văn hóa. Sau khi giành
được độc lập, với quan niệm văn minh Trung Quốc là thước đo tiến bộ,
Việt nam và Triều Tiên lại nhiều lần chủ động mô phỏng điển chương
văn hiến của triều đình Trung Quốc. Chính vì vậy, trong nhiều trường
hợp, những nét văn hóa tưởng như chỉ có ở Việt nam, Triều Tiên, nhật
Bản lại thường tìm thấy sự tương đồng hoặc tương cận của nó tại Trung
Quốc.

Khoảng 100 năm trở lại đây, sau khi chủ nghĩa quốc gia, tư tưởng

dân tộc được dịp lớn mạnh, nhật Bản thừa nhận và tự hào cho rằng,
họ học tập văn minh Trung hoa, đồng thời đẩy lên một tầm cao mới,
còn hàn Quốc và Việt nam lại diễn ra các cuộc tranh cãi về vấn đề “bản
quyền” của các thành tố văn hóa vốn được coi là có nguồn gốc Trung
hoa. Có thể điểm qua việc ông Kim Định, hà Văn Thùy chứng minh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.