NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 233

322

323

chính là loại mũ được các quan triều
Tây Sơn sử dụng từ thế kỷ XVIII qua lời
ghi nhận của văn thần Triều Tiên Kim
Chính Trung.

Kết hợp với mũ Văn Công là Bổ

phục giao lĩnh. Trong đó, áo giao lĩnh
được làm bằng sa, đoạn, các màu xanh,
lục, lam, đen được tùy nghi, riêng cổ
áo trắng

(1)

. Bổ tử dành cho quan nhất,

nhị phẩm là Tiên hạc, Bổ tử của quan
tam phẩm là Cẩm kê. Thường, hia và
tất tương tự quy chế Đại triều.

b. Mũ Đông Pha, Văn Tú Tài, Phong Cân 東坡巾、文秀才巾、風巾
Nam phương danh vật bị khảo chỉ rõ: “Mũ Đông Pha là mũ Thường

triều của quan văn lục phẩm trở lên, mũ Văn Tú Tài là mũ Thường triều
của quan văn cửu phẩm trở lên.”

(2)

Theo Hội

điển, mũ Văn Tú Tài còn được áp dụng làm
mũ Thường phục cho quan võ tòng thất phẩm,
tòng bát phẩm và tòng cửu phẩm

(quan võ thất

phẩm trở xuống chỉ đặt tòng, không đặt chính)

.

Quan văn chưa nhập lưu được quy định

đội mũ Phong Cân. Đây cũng chính là mũ Lễ
phục của dân gian, áp dụng cho thứ dân sau khi
tròn 20 tuổi, có tính chất tương tự như loại mũ
Ô Sa đơn dạng của triều Lê Trung hưng. Quốc
sử di biên
ghi nhận, “văn giai chưa nhập lưu,
sĩ tử thi đỗ, hoặc mãn đại nhiêu học, hoặc sáu
năm nhiêu học, mũ dùng Phong Cân, trước sau
mũ thêu hoa bạc đều một cái, mặc theo “thân
phận” mình, áo giao lĩnh, sa đoạn các sắc xanh,
lục, lam, đen, không Bổ tử. Thứ dân chưa làm

花,嵌珠

. (Việt) Nam phương danh vật bị khảo. Nguyên văn: 文公帽:今文三品以上常朝冠

1. (Việt) Hội điển - Q.78 - Văn võ quan phục. Nguyên văn: 衣一品至三品竝用白領交領紗緞,青綠藍黑
隨用
2. (Việt) Nam phương danh vật bị khảo. Nguyên văn: 東坡巾今文六品以上常朝冠。文秀才巾今文九品
以上常朝冠

áo bào. Tuy nhiên, thường của
vua quan nhà nguyễn khác với
loại thường Tiện phục được sử
dụng phổ biến thời Lý - Trần.
Thường thời Lý - Trần là loại
váy quây màu đen gấp nếp, còn
thường thời nguyễn gắn với áo
cộc tay cổ tròn, đồng thời được
thêu lên vô số hoa văn mây
nước, cổ đồ, bát bảo và linh thú. Đây có thể coi là quy chế trang phục
mặc lót độc đáo của riêng triều nguyễn.

3. Thường phục
Quy chế Triều phục của bá quan nhà nguyễn được đặt định dựa

trên hai nguồn tham khảo chính là quy chế Bổ phục của triều Lê Trung
hưng và kiểu dáng Mãng bào của Trung Quốc giai đoạn cuối Minh đầu

Thanh. Còn trong quy chế Thường phục,
triều đình nhà nguyễn tiếp tục kết hợp quy
chế Bổ phục của triều Lê Trung hưng với
quy chế Bổ phục của nhà Minh, song song
với việc đặt định một số dạng mũ mão độc
đáo như mũ Văn Công, hổ Đầu, Đông Pha,
Xuân Thu v.v. Đặc biệt, Bổ phục của nhà Lê
và nhà Minh là dạng áo bào đoàn lĩnh cổ
tròn gắn Bổ tử, nhà nguyễn đã kế thừa một
phần quy chế này áp dụng làm Triều phục
cho các quan ngũ, lục, thất phẩm. Quy chế
Thường phục lại quy định Bổ Tử đính lên
áo giao lĩnh.

3.1. Quy chế mũ mão
a. Mũ Văn Công
文公冠
Mũ Văn Công là mũ Thường phục áp

dụng cho quan văn nhất, nhị, tam phẩm,
trang sức toàn bằng vàng, có hai dải Anh
sức hoa vàng khảm ngọc châu

(1)

. Đây cũng

1. (Việt) Đại Nam điển lệ toát yếu. Nguyên văn: 文以下至三品同常朝冠,文用文公,絕金飭。兩纓飭金

Bá quan nhà Nguyễn trong buổi chầu Thường triều.

Mũ Văn Công (BAVH); Quan văn

mặc Thường phục Văn Công. (Việt

Nam qua tranh khắc).

Mũ Đông Pha, Văn Tú Tài (BAVH).

Quan văn Lục phẩm đội mũ Đông Pha.

“Làm mũ Tú Tài” (Kỹ thuật

của người An Nam).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.