NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 239

335

III. TRAng PhỤC hẬU PhI

Trước thời nguyễn, chim phượng không chỉ là hình tượng ngầm ví

với hậu phi, mệnh phụ mà còn được áp dụng làm trang sức trên vật dụng
của vua chúa, vương hầu, nhằm định rõ trật tự tôn ti, như năm 1254 thời
vua Trần Thái Tông, quy chế xe kiệu được quy định: “Từ tông thất đến
các quan ngũ phẩm đều được ngồi kiệu, ngựa, võng. Tông thất thì dùng
kiệu đầu chim phượng, sơn son. Tướng quốc dùng kiệu đầu chim anh
vũ, lọng tía sơn đen. Tam phẩm trở lên dùng kiệu đầu mây, lọng xanh.
Tứ phẩm đến lục phẩm kiệu đầu bằng”

(1)

Quy chế Lễ phục của bá quan

triều Trần quy định chỉ có tước hầu, minh tự mới được mặc áo thêu hình
Phượng cá. Vào cuối thời Lê sơ, Toàn thư cho biết Mạc Đăng Dung sử
dụng lọng phượng dát vàng. Vào thời nguyễn, hình tượng chim Phượng
còn được thêu lên Triều phục của các quan trên Tứ phẩm.

Riêng với quy chế Lễ phục hậu cung, triều nguyễn quy định: hoàng

thái hậu và hoàng hậu đội mũ Cửu Phượng, trưởng công chúa đội mũ
Thất Phượng, công chúa đội mũ ngũ Phượng. Cung tần thuộc nhất, nhị,
tam giai, tùy theo cấp bậc được dùng các trang sức Kim ước phát

(bó

tóc bằng vàng)

bát phượng, thất phượng, ngũ phượng, tam phượng và nhất

phượng. Việc hoàng thái hậu, hoàng hậu đội mũ Cửu Phượng tương tự
việc hoàng đế đội mũ Cửu Long. Bởi Cửu, số 9, được coi là số dương lớn
nhất, tượng trưng cho ngôi vị chí tôn, vĩnh cửu.

1. Triều phục

1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 夏五月,定宗室文武百官輿服騶從有差。自宗室至五品官皆得轎、
馬、紙鴉。宗室則鳳頭轎朱漆,相國則鸚鵡轎黑漆紫盖,三品以上雲頭青盖,四品至六品平頭轎…

Y phục

-Áo bào màu lục may bằng đoạn Bát ti Đại hoa, đai bọc đoạn

Xích vũ, 1 miếng phía trước bọc bạc mạ vàng, 2 miếng bọc

bạc, đều mặt đồi mồi, 7 miếng còn lại bọc đồng, mặt sừng

đen; thường may bằng sa, đoạn tản hoa màu lam; Bổ tử nền

đỏ thêu Bạch nhàn; võng cân, hia, hốt gỗ

-Riêng đệ tam giáp: Bổ tử nền đỏ thêu Lộ tư; đai sức sừng đen,

3 miếng bọc bạc, 7 miếng bọc đồng; còn lại như trên

1847

Bổ tử

Vân nhạn

Bạch nhàn

Lộ tư

Quan phục của cử nhân (1807)

và võ cử nhân (1846)

Cử nhân văn

Cử nhân võ

Văn Tú Tài (mặt trước,

sau đều đính 1 hoa bạc)

Viên Đính (đỉnh tròn,

màu đen, làm bằng

lĩnh nam trơn, trước

sức hoa bạc, trên đỉnh

mũ 1 hồ lô bạc)

Y phục Áo giao lĩnh may bằng

vải màu; Võng cân, hia.

(năm 1825 đổi chất liệu

may áo thành sa nam lót

lụa trắng, thêm 1 thường,

còn lại như năm 1807)

Áo Mã Đề làm bằng

trừu nam Đại hoa

màu bảo lam lót vải

đỏ; Bổ tử tròn màu

xích trử; mặt trước và

sau áo thêu chữ Võ Cử

Quan phục của học trò Quốc Tử giám (1823) và tôn sinh (1827)

Học trò Quốc Tử

Giám

Tôn sinh

Văn Tú Tài (làm bằng

la sa, mặt trước đính 1

hoa bạc)

Tứ

Phương

Bình Định

Y phục

Áo giao lĩnh may bằng

sa nam lót lụa trắng;

thường lụa, quần màu

xanh; Võng cân, hia

Áo giao lĩnh

may

bằng

sa hoa thật

màu bảo lam

lót lụa trắng;

thường may

bằng

trừu;

Võng cân, hia

Hoa văn loan ổ thêu trên áo của hậu phi triều Nguyễn (Bảo tàng Mỹ

thuật Cung đình Huế. Ảnh: TQĐ).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.