NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 247

350

351

dụng các loại thắt lưng lớn nhỏ, thắt lại ở trước bụng, thoát khỏi những
cấm lệnh khắt khe dưới triều vua Minh Mạng.

ngoài ra, có một số ý kiến cho rằng vào đầu thế kỷ XIX, trong giới

phong lưu nho nhã đã sử dụng loại áo bà ba, loại áo có nguồn gốc từ
đảo Penang ở Malaysia, nơi có tộc người Bà Ba sinh sống

(1)

. Dựa vào một

số bức họa trong An Nam quốc giang phiêu lưu phong tục tả sinh đồ
do người nhật Bản vẽ vào năm 1794 tại vùng Đàng Trong, có thể thấy
ngay từ cuối thế kỷ XVIII, loại áo vạt ngắn không bâu, xẻ giữa, cài bằng
cúc đã xuất hiện tại vùng Đàng Trong Việt nam. nhiều khả năng đây
chính là tiền thân của loại áo bà ba. Tuy
nhiên, nguồn gốc của loại áo này có phải
xuất phát từ đảo Pengnang Malaysia hay
không, hiện chưa có tư liệu nào có thể
khẳng định được.

2. Kiểu tóc
Sau một loạt sắc lệnh cấm sử dụng

các loại mũ Tiện phục triều Lê ban bố
vào thời vua Minh Mạng trong khoảng từ
năm 1828 đến năm 1842, nam giới người
Việt trong toàn quốc hầu hết đều búi tóc
vấn khăn theo phong tục Đàng Trong.
Ban đầu, các loại khăn lượt, khăn nhiễu,
khăn thâm của đàn ông được quấn rối,

1. Diện áo bà ba đón khách Tây. Dẫn theo Tạp chí Hồn Việt. Tr.31.

của họa sĩ Lê Phổ năm 1934. Ông Cát
Tường phát biểu trên tờ Phong hóa
về chiếc áo dài nữ kiểu cũ cho biết: “Y
phục của các bạn gái, tôi xem thấy có
nhiều điều bất tiện mà lại không có vẻ
chi là mỹ thuật. Tuy rằng vài năm gần
đây cũng có một vài phần sửa đổi [...]
chẳng qua chỉ ở mấy cái mầu sắc sặc
sỡ, mấy thứ hàng lạ nước ngoài [...]
còn thì vẫn kiểu áo lòe xòe ấy, vẫn cái
quần lụng thụng đen ngòm ấy. Hoặc
giả cũng có người ưa mặc quần trắng
song tiếc rằng số đó vẫn rất ít [...] Cần
sửa đổi dần: trước hết phải hợp với khí
hậu xứ ta, với thời tiết các mùa, với
công việc, với khuôn khổ, mực thước
của thân hình mỗi bạn. Sau nữa phải
gọn gàng, giản dị, mạnh mẽ và có vẻ
mỹ thuật và lịch sự.”
Chúng tôi đồng
tình với quan điểm của bà nguyễn
Thị Chân Quỳnh khi cho rằng ông
Cát Tường “chỉ là một mắt xích trong
chuỗi dài những người không để lại

tên tuổi nhưng cũng góp phần cải sửa, giúp cho cái áo dài mang hình
dáng hiện nay”
, cùng nhận định “ông Cát Tường chê áo Việt Nam lòe xòe,
lụng thụng, không “mỹ thuật”, nhưng tôi lại thấy áo tứ thân, áo giao lĩnh
cũng như áo dài đều đẹp cả, mỗi cái một vẻ. Nhân tâm tùy thích, khó mà
tranh cãi
.

(1)

Đối với tầng lớp dân nghèo, sử gia Trần Trọng Kim cho biết: “Cách

ăn mặc thì chỉ có đồ vải đồ nâu, người nghèo khổ chỉ có manh áo cánh và
thường thì đóng cái khố, có đi đâu mới mặc cái quần vải dài đến đầu gối.
Người sung túc mới có vài cái áo nâu đen và vài cái quần hoặc nhuộm
nâu, hoặc để trắng”

(2)

. Phụ nữ Bắc kỳ vẫn mặc áo tứ thân, váy đụp, vẫn sử

1. Áo dài xưa nay. (http://chimviet.free.fr/quehuong/chquynh/chqyn_aodaixuanay.htm).
2. Việt Nam sử lược. Tr.537.

Người Đàng Trong năm 1794 được vẽ trong
An Nam quốc giang phiêu lưu phong tục tả
sinh đồ.
(Tô Lan cung cấp).

“Phụ nữ Gia Định búi tóc”; “Trẻ con vấn khăn”; “Soi gương đội khăn”; “Búi tóc”.

(Kỹ thuật của người An Nam).

Cụ già đội khăn xếp khoảng năm 1945.

(Hình ảnh Hà Nội).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.