348
349
mặc quần trắng. Những con nhà tử tế
gia giáo không bao giờ lấy Tây, dù Tây
có giàu, sang trọng đến mấy. Cho nên
bận quần trắng là tự tố cáo làm nghề
lấy Tây. Trái lại, từ giữa thế kỷ XIX, đàn
bà xứ Huế khá giả đôi chút đều mặc
quần trắng, họ là vợ con những công
chức các sở thuộc tòa khâm sứ, các cơ
quan thuộc sáu bộ của triều đình […]
Nếp sống rảnh rỗi cảnh vẻ, cho nên y
phục sang trọng quý phái. Còn dân lao
động ăn mặc lem luốc thì không mặc
quần trắng. Tuy nhiên sau đó quần
trắng đã dần dà đắc dụng với nữ giới,
ban đầu còn rụt rè, sau đó khắp nơi đều
ưa chuộng.”
(1)
như vậy sự kết hợp giữa
áo dài năm thân và quần màu trắng
hẳn chỉ xuất hiện từ đầu thế kỷ XX trở
về sau, trước đó người Việt hầu hết đều
mặc quần màu thâm hoặc màu đỏ.
Có điều, sau những phong trào cải
lương nêu cao tinh thần đoạn tuyệt lạc
hậu, hướng tới văn minh từ cuối thế kỷ
XIX, song song với việc cắt bỏ búi tó,
để răng trắng, không ít nam nữ người
Việt, đặc biệt là giới trí thức Tây học đã
dần đổi sang mặc trang phục châu Âu.
Trang phục của nữ giới lúc này cũng
trải qua những đợt biến cách về kiểu
dáng nhằm lược bớt sự lụng thụng của
loại áo truyền thống trước đây. những
cải cách kiểu dáng áo dài nữ tiêu biểu
phải kể đến áo dài Le Mur của họa sĩ
Cát Tường năm 1930 và áo dài Lê Phổ
1. Đất lề quê thói. Tr. 212.
V. TRAng PhỤC DÂn gIAn
1. Y phục
Triều nguyễn là triều đại quân chủ cuối
cùng của Việt nam, triều đại lưu lại nhiều
ấn tượng mặc định và những ảnh hưởng lâu
dài trong quan niệm của người Việt hiện đại
về phong tục tập quán của ông cha, trong
đó có quan niệm về trang phục. Tuy nhiên,
văn hiến áo mũ của mỗi một triều đại đều
có sự kế thừa, biến dị so với quy chế áo mũ
của triều đại liền kề. Khoảng cách giữa các
triều đại càng xa, sự biến dị theo đó càng lớn.
ngay trang phục trong dân gian, mặc dù có
tính bảo thủ và ít biến cách như trang phục
cung đình, song so với thời Lý, Trần, trang
phục dân gian thời Lê, nguyễn cũng đã có
nhiều thay đổi. Đặc biệt phải kể đến việc phổ biến áo dài cổ đứng cài
khuy, phế bỏ áo giao lĩnh trong dân gian mang tính cưỡng ép dưới thời
vua Minh Mạng.
Loại trang phục phổ biến nhất trong cung đình và dân gian Việt
nam thời nguyễn hiển nhiên là bộ quần chân áo chít. Song theo ghi
nhận của Thái Đình Lan thì vào năm 1835 thời vua Minh Mạng, nam
giới người Việt ở Trung, nam kỳ thường mặc áo chít màu đen cài khuy
hẹp tay kết hợp với quần nhiễu đỏ. Ông cho biết “(họ) đều dùng lụa
đen vấn đầu, mặc áo đen ống tay hẹp, quần may bằng lĩnh đỏ, đi chân
đất. Quan viên Việt Nam ra ngoài cũng đều đi đất, áo không phân mùa
nóng mùa lạnh, mùa đông vẫn mặc áo lụa mỏng. Người sang hay dùng
hai màu lam, đen, vấn khăn quanh đầu cũng như vậy, quần đều màu
đỏ.”
(1)
Riêng loại quần chân áo chít của nữ giới, theo Phan Kế Bính,
trong khoảng những năm 1910-1915, quần thì phần nhiều mặc quần
sồi, quần lĩnh thâm, đôi khi cũng có người mặc quần nhiễu đỏ.
(2)
nhất
Thanh ghi lại “khoảng từ 1910 trở đi có những me Tây bạo dạn bắt đầu
1. (Trung) Hải Nam tạp trước. Nguyên văn: 皆烏縐綢纏頭,穿窄袖黑衣,紅綾褲,赤兩腳。越南官員
出入皆赤腳,衣不分寒暑。冬月猶著輕羅。貴者多用藍黑二色,纏頭亦然,褲俱紅色
2. Việt Nam phong tục. Tr. 324.
Thầy khóa mặc Âu phục (Hình ảnh Hà
Nội); Thiếu nữ mặc áo dài sau khi đã
cách tân.
Cụ ông đội khăn xếp, áo the.
(Hình ảnh Hà Nội).
1. Vợ chồng nông dân – áo tơi, váy đụp;
2. Ông cháu ăn xin; 3.Ông già mặc áo
cộc (loại áo có vạt trước khép chờm
lên già nửa vạt bên phải, năm khuy
cài khuyết tết vải với hai dải bơi chèo
buộc phía dưới, khoảng năm 1970 còn
ít người Thuận Quảng ưa mặc. Đất lề
quê thói. Tr. 218); 4. Người đàn bà quảy
gánh, chít khăn vuông đội nón ba tầm.