bè đơn thuần, đàng hoàng, thế mà tôi lại để anh ấy chở xe ngồi phía sau,
thật quá sức tưởng tượng. Cả đoạn đường thấy thương anh nhưng trong
lòng cũng không khỏi lo lắng, nếu trên đường về nhà gặp người quen thì
làm thế nào?
Cuối cùng đúng là “nghĩ sao gặp vậy”, giữa đường chúng tôi gặp một cô
hàng xóm đang bận rộn trồng rau cải, từ xa cô đã nhìn thấy tôi, gọi to:
“Thanh Khê, tan học rồi à?”
Trong lòng tôi đang không ngừng lẩm bẩm: “Chúng cháu chỉ là bạn học,
chúng cháu chỉ là bạn học...”
Do đó, khi thấy có người chào hỏi mình, tôi tuôn ra một tràng dõng dạc:
“Cô ơi, cháu với bạn ấy chỉ là bạn học thôi, xe cháu bị hỏng, cậu ấy đèo
cháu về nhà.” Sau đó, tôi còn cho rằng mình rất thông minh khi biết đánh
trống lảng. “Cô ơi, cô đang trồng rau cải ạ?”
Cô hàng xóm trả lời tôi bằng câu “ừ” đầy ẩn ý, không biết là câu “ừ” đó
là dành cho việc trồng rau hay là câu “ừ” dành cho bạn học.
Đi thêm một đoạn đường nữa, người ngồi phía trước nói: “Cô ấy chỉ hỏi
cậu tan học à? Sao cậu nói nhiều chuyện “không liên quan” thế?” Cái từ
“không liên quan” đó bây giờ nghĩ lại mới thấy thật sâu xa.
“...” Lần đầu tiên tôi đỏ mặt xấu hổ.
Sau đó, Vi Vũ cười, thì thầm nói: “Trồng rau cải? Cậu cũng thật rau cải
(có tài)[1] đấy!”
[1]. Trong tiếng Trung Quốc, từ “rau cải” đồng âm với “có tài”.
“...”