NGAY BÂY GIỜ HOẶC KHÔNG BAO GIỜ - 23 THÓI QUEN CHỐNG LẠI SỰ TRÌ HOÃN - Trang 42

công của bạn

Lý do bị loại bỏ: “Nó cũng chẳng quan trọng lắm”

Chúng ta thường trì hoãn do thiếu động lực. Thật khó hào hứng khi bạn dường như chẳng biết

mình đang đi đâu. Một giải pháp đơn giản là theo dõi tỉ mỉ tiến độ của mọi quy trình mà bạn

đang cố cải thiện.

Peter Drucker có một câu nói nổi tiếng: “Thứ gì đo lường được thì sẽ quản lý được.”

Để cải thiện mọi điều trong cuộc sống, bạn cần phát triển thói quen theo dõi mục tiêu/công

việc hằng ngày. Sau đó, bất kể khi nào bạn cảm thấy thiếu động lực, bạn có thể nhìn lại những

thành quả mà bạn đã đạt được để xem mình đã tiến xa được tới mức nào.

Việc theo dõi có hai lợi ích:

Đầu tiên, bạn sẽ có được động lực để tiếp tục thực hiện công việc. Thông thường, một quy

trình đơn giản giúp xử lý cùng một công việc mỗi ngày đã cung cấp đủ lý do để bạn tiếp tục.

Chúng ta đều muốn đạt được những thành quả nhỏ. Bằng cách theo dõi một hành động, bạn sẽ

tạo ra được một “thói quen nề nếp”, từ đó khiến bạn không muốn dừng lại vì làm vậy sẽ phá

vỡ dây chuyền.

Thứ hai, bạn sẽ học được từ những kinh nghiệm cũ. Khi nhiều tuần, nhiều tháng trôi qua, bạn sẽ

rất dễ quên mình đã tiến được bao xa. Bằng cách theo dõi những thành quả bạn đạt được trên

con đường đi, bạn sẽ có thể nhìn lại và học hỏi được từ những thành tựu bạn đã hoàn thành

trong quá khứ.

Ví dụ, giả sử bạn đang muốn cải thiện lượng viết trung bình hằng ngày của mình. Bằng việc tỉ

mỉ theo dõi những điều kiện xung quanh thói quen này, bạn sẽ nhìn ra những đặc điểm chung

của những ngày mà bạn viết năng suất nhất. Cuối cùng, bạn sẽ xác định được môi trường hoàn

hảo giúp bạn viết được nhiều.

Nên thực hiện thói quen theo dõi trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Hãy sử dụng nó cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.