Ngày Cuối Trong Đời Socrates
Lời nói đầu
Bốn đối thoại xuất hiện cùng lúc trong Ngày cuối trong đời Socrates là do
tất cả đều có tính cách tiểu sử, kể chuyện đời một người. Qua đó Plato trao
độc giả bức tranh hoàn chỉnh về Socrates con người thực sự, song độc giả
cũng có thể mệnh danh Socrates con người lý tưởng. Trong đối thoại thứ
nhất, thứ hai và thứ ba độc giả không biết ông có kể lại nguyên si lời
Socrates nói hay không, song độc giả thấy rõ ràng ông tìm cách đưa ra
trước mắt độc giả Socrates bằng xương bằng thịt, phong thái đĩnh đạc quen
thuộc, cung cách vấn hỏi có vẻ phủ định, tác phong nhã nhặn, lịch sự, khẩu
khí trào lộng, mỉa mai và mục đích luân lý, đạo đức thẩm nhập. Trái lại,
trong Phaedo, độc giả nhìn Socrates con người lịch sử khi con người đó
biến hình thành con người triết lý, triết gia lý tưởng, mẫu người điển hình
tiêu biểu triết học duy linh hoặc duy tâm, tư tưởng của ông đã phát triển
trong tâm trí Plato.
Euthyphro xuất hiện trước tiên theo thứ tự. Nội dung cho độc giả thấy
Socrates là thầy giáo, qua nghệ thuật biện chứng, tìm cách đánh thức,
khuyến khích con người ruồng bỏ trạng thái tin tưởng chìm đắm trong rừng
già ý niệm vừa hoang dã vừa mù mờ, thôi thúc con người tìm hiểu những gì
con người nhận định bằng phê phán chủ quan đối với vấn đề đạo đức. Tìm
định nghĩa thế nào là mộ đạo chứng tỏ trong niềm tin tàng ẩn tình trạng mơ
hồ, tìm như thế lại cho thấy làm vậy thôi đã có thể coi là hành vi sùng đạo
thần linh đều hài lòng. Làm thế cũng dẫn tới câu hỏi, có phải lễ bái là sùng
đạo vì thần linh hài lòng, hay thần linh hài lòng vì lễ bái là sùng đạo. Nếu là
câu sau vậy phải định nghĩa mộ đạo như phần của công bình, chính trực,
ngay thẳng, nhưng công bình, chính trực hoặc ngay thẳng trong quan niệm
thông thường chỉ liên hệ tới bổn phận con người đối với con người. Bởi thế