19
“Các anh nghỉ bao nhiêu lâu hả?” tôi hét lên. Một nhóm công nhân
ngồi dưới gốc cây đa gần tòa nhà chính trong khuôn viên. “Giờ đã là
hai rưỡi, hết giờ ăn trưa một tiếng rồi.”
Chúng tôi chỉ còn một tuần trước đợt thanh tra cuối cùng của Ủy
ban Toàn Ấn về Đào tạo Kỹ thuật. Các lớp học cần được quét lượt sơn
cuối cùng. Đám công nhân không thèm quan tâm.
“Việc của ngài sẽ xong thôi, thưa ngài,” một công nhân nói trong
lúc gập tờ báo mà anh ta dùng để ngồi. Anh ta mặc một chiếc áo khóa
rách nát và cái quần dài dính đầy sơn màu kem đậm.
“Trường của tôi sẽ không thể mở được nếu thanh tra không hài
lòng,” tôi nói.
“Ai dám nói không với trường của anh?” người công nhân đứng
dậy.
Những người công nhân khác vấn chặt lại khăn xếp. Họ nhặt bàn
chải lên và đi tới các lớp học. Tôi vẫn đứng dưới gốc đa, kiệt sức vì
cái nghi lễ đốc thúc công nhân hai giờ một lần hằng ngày thế này. Tôi
liếc nhìn xuống tờ báo mà những người công nhân để lại. Một tiêu đề
làm tôi chú ý: “Varanasi cần thêm trường đại học, cao đẳng.”
Tôi nhặt tờ báo lên. Bên dưới tiêu đề là tên người viết - Raghav
Kashyap.
Bài báo nói về việc dân số trẻ ở Varanasi đã tăng lên đáng kể trong
mười năm qua. Trong khi đó số lượng trường đại học, cao đẳng lại
không theo kịp với nhu cầu. Bài báo khuyến nghị với chính quyền các
cách ưu tiên cho giáo dục. Tác giả còn vạch ra rằng chính quyền cần
cho phép các trường đại học, cao đẳng được tạo ra lợi nhuận hợp pháp
sao cho các công ty có thể tham gia vào lĩnh vực này và nâng cao chất