chung sống giữa người và người cũng là như thế. Trong cuộc
sống, có những chuyện mang tính nguyên tắc, cần phải trái rõ
ràng, còn có những chuyện nhỏ lại không cần phải quá đỗi so đo,
bằng không “nước quá trong thì không có cá, người xét nét quá thì
không có bạn.”
Hòa thượng không những giữ lại lòng tự tôn cho thị giả mà còn
làm cảm động đối phương bằng tình ý chân thực, khiến cậu ta tự
giác sửa đổi khuyết điểm, điều này có hiệu quả tốt hơn hẳn việc
mắng cậu ta té tát một trận.
Nghiên cứu tâm lý học đám đông cho biết, loài người không thể
rời bỏ tập thể sống một mình, chúng ta phải sống trong môi
trường xã hội nhất định, tiếp xúc với những người có tính cách và
phẩm hạnh khác nhau xung quanh, tham gia những hoạt động
quần thể nhất định.
Một người nếu chuyện gì cũng tinh ranh, xem mình là trung
tâm, đối với khuyết điểm nhỏ và sai sót nhỏ của người khác nắm
chặt không buông, thì rất có khả năng thông minh quá sẽ bị
thông minh hại, khéo quá hóa vụng. Tôi nghĩ, có lẽ đây chính là lý
do vì sao người ta nói “Đời người phải nhìn thấu, nhưng đừng
nhìn toạc”.
Cao tăng thời Đường là Đại sư Vĩnh Gia Huyền Giác
cũng nói
trong
Vĩnh Gia Chứng đạo ca
:
“Voi lớn đâu thèm đi dấu thỏ,
Ngộ lớn sá gì chút tiết nhỏ
Đừng dòm trong ống biếm trời xanh,
Chưa tỏ, vì anh ta mở rõ.”
Do đó, làm người không ngại gì chịu chút thiệt thỏi trước mắt,
lòng dạ độ lượng rộng rãi, đặt mình vào hoàn cảnh của người