trong miệng y hệt giữa mùa hè đứng trước biển, lắng nghe tiếng
gió ngân.
Rồi sau đó, tôi thấy những bộ đồ trà mà cô dùng đều xinh xắn
mới lạ, mỗi lần đãi khách đều khác nhau, bèn hỏi cô mua ở đâu,
bao nhiêu tiền.
Cô cười vang, đâu phải mua chứ! Khi đến thôn xóm cổ xưa
sưu tầm tài liệu văn học dân gian, hoặc đến chùa trong núi dự
thiền thất, trong lúc nhàn rỗi đi dạo một vòng, liền nhặt được
rất nhiều mảnh sành sứ vỡ. Cô căn cứ hình dạng, có mảnh dùng
làm miếng lót cốc, có mảnh dùng để đựng quà vặt, có mảnh
dùng để đặt túi hương, còn có mảnh dùng để đựng hoa lá.
Cô dạy tôi, đừng mua những bộ đồ trà trông có vẻ quý giá kia,
vì đó đều là thứ hoa hòe mà không thực dụng. Uống trà là
chuyện nhàn tản, dùng bộ đồ trà bình thường là đủ rồi, bản lĩnh
trà đạo thật sự dựa vào việc bỏ thời gian luyện tập, đọc nhiều
sách vở liên quan và thưởng thức thường xuyên. Một số loại trà
trên thị trường được thổi phồng lên là có niên đại bao nhiêu,
được gọi là quý hơn vàng. Đó đều là đánh lừa người ta thôi, bởi
trà không như rượu, dù bảo quản ở nơi thông thoáng râm mát
thế nào thì sinh mệnh cũng có hạn, để lâu năm sẽ sinh nấm
mốc, không cần uống thoáng ngửi là ngửi ra. Còn có ấm trà
bằng sắt đen của Nhật Bản từng thịnh hành một dạo, nhìn từ
góc độ khoa học, rất dễ bị hòa vào những chất gỉ sét, không có
lợi cho sức khỏe con người.
Những lời này của cô khiến tôi nghe mà không nhịn được
cười.
Người bạn này của tôi chính là Lý Lê. Cô thật lòng yêu thích
trà ngon và cảnh đẹp, tập thiền tu tâm một cách thực sự. Cô