NGÀY XƯA CÓ MỘT CON BÒ... - Trang 28


28

rằng cái sự sợ hãi đó rất vô lý, và rằng sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra với họ, khi
đó bạn sẽ biết được nỗi sợ đó là thật đến mức độ nào.

Không còn nghi ngờ gì nữa, sợ hãi là một trong những con bò tệ hại nhát.

Sợ hãi sẽ kiểm soát thân trí ta, làm tê liệt đầu óc và thân xác chúng ta theo đúng
nghĩa của nó. Giải pháp duy nhất là hãy học cách hành động bất chấp nỗi sợ hãi,
bất chấp cảm giác rằng mình chưa đủ giỏi, hoặc sự lo lắng bồn chồn mà mình có
thể cảm nhận. Hành động là cách chữa trị duy nhất.

Những sự hợp lý hóa - một hình thức khác của thái độ hạn chế - thường

được sử dụng một cách tiêu biểu trong nỗ lực thuyết phục người khác và thuyết
phục chính mình rằng chuyện không qua tệ như vậy, mặc dù trong thâm tâm, bạn
biết rất rõ điều đó tệ hại như thế nào. Rắc rối lớn nhất của sự hợp lý hóa là, nếu
đủ thời gian, chúng ta sẽ dần dần tin rằng nó thật sự đúng, và chúng ta sẽ không
có hành động nào để cải thiện tình huống của mình.

Thường thì chúng ta mất quá nhiều thời gian tự vấn vì sao mình lại cứ phải

sống trong tình trạng mà mình chẳng hề muốn, chẳng hạn như phải mất cái công
việc chán phèo. Thay vì làm điều hiển nhiên - đi tìm việc khác - chúng ta mất thời
giờ cố gắng giải thích vì sao ở lại là lựa chọn tốt nhất.

Khi nghĩ đến hậu quả tàn khốc của cái sự hợp lý hóa, tôi nhớ đến một người

phụ nữ đã gặp tôi trong một buổi ký tặng sách vì cô ấy muốn tôi giúp cải thiện
thái độ của bản thân đối với công việc. “Hãy cho tôi biết vài điều về công việc
của chị,” tôi nói.

“Tôi ghét việc mình làm”, đó là những lời đầu tiên cô ấy thốt ra. “Sếp của

tôi là người bất cần đạo lý, ông ta không thừa nhận năng lực của tôi và ông ta
thẳng như ruột ngựa. Tôi cũng không được làm việc theo chuyên môn của mình.
Tôi đã cố nghĩ theo chiều hướng tích cực nhưng đi làm đã trở nên nặng nề đối với
tôi”. Và cô ấy tiếp tục nói một thôi một hồi về những lý do mình không thể bỏ
công việc đó.

Cuối cùng, cô ta hỏi tôi có cách nào tích cực hơn trong tình cảnh của mình

không. “Nghỉ đi! Tìm việc khác mà làm. Làm cái gì chị cảm thấy thích thì làm”,
tôi đáp. Cô ấy sốc nặng. tôi nghĩ đó không phải là câu trả lời mà cô chờ đợi. Thật
ra tôi cũng không cho đó là lựa chọn mà cô ta đã từng nghĩ đến. Tôi tiếp tục giải
thích cho cô hiểu rằng chúng ta không đặt mục tiêu học cách thích nghi với một
công việc chúng ta ghét mà là tìm kiếm và làm những gì chúng ta thích. Cuộc
sống quá ngắn ngủi, chúng ta không có đủ thời gian để làm điều mình ghét. Bạn
tôi, Brian Tracy, đã rất đúng khi nói rằng: “Bất cứ khoảng thời gian nào bạn dành
cho công việc bạn ghét đều là khoảng thời gian bị lãng phí”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.