NGHỀ BUÔN MỒ HÔI NƯỚC MẮT NỤ CƯỜI - Trang 102

- Tôi phải bỏ chuyến bay vì pho tượng của ông. Nếu tôi không mang

được nó về Bỉ, vợ tôi sẽ không cho tôi vào nhà.

Lê Bình chạy ngay tới sân bay Tân Sơn Nhất. Và, bằng vốn hiểu biết đầy

đủ của mình về các pho tượng cổ, anh chứng minh cho các cán bộ hải quan
hiểu rằng đấy chỉ là mặt hàng cận đại chứ không phải đồ cổ. Hơn thế nữa,
anh còn chỉ rõ nghệ nhân nào, ở đâu đã làm pho tượng này.

Ông thương gia người Bỉ được phép mang pho tượng đi nhưng mặt ông

buồn thiu.

- Thì ra, tôi mắc lỡm ông, ông Lê Bình!

- Tôi có bao giờ nói với ông rằng đấy là tượng cổ đâu! Lê Bình đáp –

Một pho tượng cổ không có giá như ông đã mua và tôi cũng không bao giờ
bán tượng cổ.

Bình buôn bán như vậy, sòng phẳng và sành sỏi. Anh không bao giờ

mua, bán hớ và cũng không bao giờ lừa bịp người khác. Khách mua hàng
của Bình, sở dĩ có người thất vọng vì họ bị lòng tham đánh lừa. Mà người
có lòng tham thì nhiều, nhiều lắm.

Lê Bình viết chữ nho khá đẹp. Ngày đầu xuân, Bình thường hay đi bán

chữ.

Giấy điều loại ráp để viết cho ăn mực. Cây bút lông thật mềm, phẩy phát

nào ra nhát ấy, chữ như rồng bay, phượng múa. Chữ nho viết một lần, hoặc
là được, hoặc là bỏ. Loại chữ phải tô đi, đồ lại nom chẳng ra gì.

Bình thường viết sẵn chữ ở nhà rồi mang đi bán. Thường cũng chỉ có

bốn chữ thôi – Phúc, Lộc, Thần, Đức.

Khách du xuân, mua chữ để thờ. Ai muốn trả bao nhiêu, tùy. Ai không

sẵn tiền mà muốn có chữ để thờ, Bình biếu không. Cũng chẳng mong gì
chuyện làm giàu ở cái trò bán chữ này, chỉ vui thôi, cũng là một thú chơi,
một cách chơi.

Năm nào cũng vậy, chữ Lộc được người ta mua nhiều nhất và Bình bán

hết veo trong buổi đầu. Còn chữ Đức thì ế hàng mớ. Số chữ ế ấy Bình mang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.