về thờ. Thế mới biết lòng tham của người đời là nhiều và nặng lắm. Ngẫm
cho đến cùng, người ta chết vì tham, vậy mà thật khó tránh cái tính tham.
Trong nghề buôn, lòng tham vừa là động lực thúc đẩy vừa là cạm bẫy
khôn lường.
Bình thờ chữ Đức, anh biết dừng khi cần thiết. có lẽ nhờ thế mà khi anh
phải ngồi tù, bạn bè vẫn nể, quý anh.
III. Bị cáo có vết son trên má
Trong khi tôi viết về Lê Bình thì một chuyến tàu của nước ta đang chở
toàn bộ đồ cổ mò vớt được ở vùng biển Hòn Khoai sang Hà Lan bán đấu
giá.
Chẳng biết vụ này Nhà nước thu được bao nhiêu đô la, nhưng Lê Bình
thì xót xa.
- Tiếc đứt ruột! Nếu không bị ngồi tù, tôi sẽ xin mua một vài thứ mang
về thờ và sẵn sàng cho các cơ quan văn hóa chuộc lại bất cứ lúc nào. Còn
đã bán ra nước ngoài là không chuộc được nữa.
Con người Bình là thế, tâm huyết và dày dặn. Vậy mà vẫn phải ngồi tù.
Chung quy tại bà vợ. Trong khi chồng quyết định ngừng buôn bán một năm
để tránh cái họa Thiên Hình chính chiếu thì bà vợ vẫn ngấm ngầm rủ bạn bè
buôn đồ cổ.
Những cọc tiền mới cứng, những tờ đô la sột soạt có ma lực ghê gớm, từ
chối nó thật không dễ. Nhưng chị cũng không tham đến mức mang đồ quốc
bảo đi bán. Chỉ phải cái kiến thức về đồ cổ của chị còn quá ít ỏi nên chị
không phân biệt nổi đâu là đồ cổ chính cống, và đâu là hàng tầm tầm. Trong
lô hàng của chị bị khui ra ở sân bay Tân Sơn Nhất có hai món đồ cổ đắt giá:
Một tượng tròn Chàm và một tượng nhà mồ Tây Nguyên.
Bình đứng chết lặng trước lô hàng vừa được khui ra. Biết ăn nói làm sao
bây giờ? Thế nào cũng có một người phải đi tù.