NGHỀ BUÔN MỒ HÔI NƯỚC MẮT NỤ CƯỜI - Trang 73

ý đến khâu này. Nghệ thuật bán hàng đòi hỏi phải thực hiện thật hoàn hảo
mọi động tác từ nụ cười mời chào khi khách đến tới câu cám ơn lúc khách
đi. Nếu anh thường xuyên đi chợ và chịu khó quan sát, anh sẽ thấy có rất
nhiều người bán hàng không biết cách thu tiền. Thu tiền là động tác cuối
cùng của một công đoạn trong thương nghiệp – Công đoạn bán hàng có hai
yêu cầu ở công tác này, thu hồi được tài chính và giữ được thiện cảm của
khách. Động tác thu tiền gồm hai phần, tính tiền và nhận tiền. Về mặt tâm
lý, khi khách ăn uống bao giờ cũng vui vẻ hơn khi họ đứng dậy trả tiền. Nói
cách khác, trả tiền là việc khó chịu nhất của khách ở cửa hàng của mình.
Người bán hàng có kinh nghiệm thường loại bỏ một vài con số lẻ cho khách
khi tính tiền. Thí dụ “Của anh hai vại bia, ba nghìn hai, hai bìa đậu bốn trăm
là ba ngàn sáu, đĩa thịt kho một nghìn là bốn nghìn sáu, cộng với 5 trăm
cơm là năm nghìn mốt. Thôi, anh cho em xin năm nghìn”. Đấy, người biết
bán hàng sẽ tính tiền với khách như vậy. Một trăm lẻ bỏ đi ấy không phải
chỉ có khách được mà quán cũng được. Dạ Lý rót thêm bia cho Đấu rồi tiếp:
Động tác cuối cùng là việc cầm tiền, không phải người bán hàng nào cũng
biết cầm tiền. Rất nhiều cô không đón nhận đồng tiền của khách mà rút
đánh phật một cái. Đấy là một động tác thô bỉ, người như thế không bao giờ
biết nói với khách câu “cám ơn”, dù có dạy bao nhiêu cũng hoài công. P|hải
loại ngay khỏi quầy những người bán hàng lấy tiền của khách kiểu như thế.
Tiền ở đâu ra? Ngành ngân hàng có thể trả lời: “Tiền ở nhà in ra”. Ngư dân
có thể nói: “Tiền kéo dưới biển lên”. Với nhà địa chất thì “tiền moi được từ
lòng đất”. Nhưng với nhà kinh doanh thì chỉ có thể trả lời: tiền ở trong túi
mọi người. Nếu ta làm cho mọi người không hài lòng có nghĩa là ta không
có tiền.

Dạ Lý say sưa nói còn Đấu cứ say sưa uống và ăn. Cô hết sức ngạc nhiên

khi nhận ra Đấu không hề mảy may để ý đến câu chuyện của cô. “Lạ quá.
Anh ta đến đây vay tiền mở cửa hiệu cơ mà. Sao lại ăn hùng hục như thế?
Có lẽ anh ta chỉ biết có “lao động ăn” chứ không có “văn hóa ăn””.

Mãi tới khi đã nốc hết năm vại bia và chén sạch đĩa phở xào. Đấu mới

ngẩng lên nhìn cô gái ngồi đối diện:

- Em không ăn uống gì à?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.