NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA - Trang 556

tình yêu chấp nhận tất cả. Ðể cứu người tình, nàng sẵn sàng trở thành phù
thủy, đi cùng quỷ sứ. Margarita là thần hộ mệnh của Nghệ Nhân, cũng như
tình yêu là thần hộ mệnh của Nghệ Thuật – cặp bài trùng làm nên số phận.

Một nhóm sự kiện nữa trong Nghệ Nhân và Margarita là những sự kiện

thuộc về lịch sử cổ đại, mà hai nhân vật chính là Ponti Pilat và Christ Giesu.
Ðề tài này thực ra đã có mặt hàng ngàn năm trong văn học thế giới trước
Bulgakov, kể từ các sách Phúc Âm được viết ra đầu Công nguyên và gần
đây tiếp tục được đưa vào các tiểu thuyết lớn như Cuộc mưu sát các ảo ảnh
của V. Tendriacov (1982), Và hòn đá ấy trở thành Ðấng Cứu Thế của Silva

Otero (1985), Ðoạn đầu đài của Tr. Aitmatov (1986), v.v.

217

Là một người nắm rất vững Kinh Thánh (Tân Ước ông gần như thuộc

lòng, trong phòng làm việc của ông những tập Kinh Thánh bao giờ cũng
nằm trên tầng dưới của giá sách trong tầm tay với), Bulgakov coi Kinh
Thánh không phải là một giáo điều tôn giáo, mà là một giá trị văn hóa của
loài người, để từ đó rút ra những ý nghĩa triết học, đạo đức, thẩm mĩ. Trong
tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita, Bulgakov dựa vào các truyền thuyết về
cuộc đời và cái chết của chúa Giesu được ghi lại trong bốn cuốn sách Phúc
Âm của Tân Ước mà tạo ra, như các nhà nghiên cứu nhận xét, một sách
Phúc Âm mới, “Phúc Âm của quỷ Voland”.

Tất nhiên trong tiểu thuyết của Bulgakov, cả Giesu cả Ponti Pilat đều là

hình tượng văn học, được soi rọi dưới góc độ lí tưởng đạo đức và thẩm mĩ
của nhà văn. Kị sĩ Ngọn Giáo Vàng Ponti Pilat, quan tổng trấn tàn bạo xứ
Giudea, một chiến tướng không hề biết sợ trong trận mạc, đã một lần tỏ ra
hèn nhát. Hiểu thế nào là lẽ công bằng, biết phân biệt cái thiện với cái ác,
trong lòng có thiện cảm với nhà triết học lang thang, muốn cứu anh ta;
nhưng rốt cuộc, dưới tác động của hoàn cảnh, không có can đảm coi nhẹ con
đường công danh của mình, không dám đánh đổi nó để cứu một mạng sống,
Pilat đã tuyên án tử hình Iesua. Chi tiết tưởng chừng vụn vặt trong quãng đời
quan nghiệp đã biến thành hòn đá thử vàng bộc lộ sự hèn nhát về mặt đạo
đức của Ponti Pilat. Ở đây chúng ta thấy rõ tính khái quát triết học của các
chi tiết nhỏ trong cuốn tiểu thuyết của Bulgakov, từng hành động của con

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.